Là một ngân hàng ra đời khá sớm ở Việt Nam song sau 14 năm hoạt động Techcombank đã đạt được những thành tựu khá quan trọng khẳng định là một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay về chất lượng và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu báo cáo về tình hình hoạt động dưới đây:
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 9/2007 Tổng tài sản 5.510 7.667 10.666 17.326 29.000 Vốn điều lệ 180 413 618 1.500 2.524 Tổng doanh thu 386 494 905 1.463 1.789 Lợi nhuận trước thuế 42 107 286 356 492 Lợi nhuận sau thuế 29 76 206 257 354 ROA (%) 1,64 1,70 2,60 1,90 - ROE (%) 15,52 31,71 45,19 26,69 -
(Nguồn: - Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2005, 2006 - Trang web Techcombank: www.techcombank.com.vn)
Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2003 đến 2007, tổng tài sản của Techcombank đã tăng hơn 4 lần. Mới 9 tháng đầu năm 2007, tổng tài sản của ngân hàng đã đạt khoảng 29.000 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2006 và tăng khoảng 67% so với đầu năm 2007.
Cùng với tổng tài sản, vốn điều lệ không ngừng được Ngân hàng bổ sung, tạo điều kiện mở rộng hoạt động, tăng dư nợ tín dụng. Riêng trong năm 2005 đã có 4 lần ngân hàng tiến hành tăng vốn điều lệ, đạt 618 tỷ vào cuối năm 2005. Trong năm 2006 và vào tháng 9/2007, ngân hàng có 2 lần tăng vốn điều lệ nữa, lên 1.500 tỷ và 2.524 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 143% và 68%. Như vậy, so với năm 2003, hiện tại, vốn điều lệ của Techcombank đã tăng gấp 14 lần.
Doanh thu và lợi nhuận của Techcombank cũng liên tục có sự tăng trưởng. Đặc biệt, trong năm 2005, doanh thu đạt 905 tỷ đồng, tăng 83%, còn lợi nhuận sau thuế là 206 tỷ, tăng 171% so với năm 2004. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2007 mà ngân hàng công bố cũng hết sức khả quan, báo hiệu một sự tăng trưởng vững mạnh trong năm 2007 và 2008: tổng doanh thu đạt 1.789 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận đạt 354 tỷ, tăng 38% so với năm 2006.
Doanh lợi trên tổng tài sản (ROA) và doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Ngân hàng kỹ thương đều lớn hơn trung bình ngành (1% và 14%) và đều tăng liên tục từ 2003 đến 2005. Sự sụt giảm của ROA và ROE trong năm 2006
là do sự tăng trưởng vượt bậc của ngân hàng trong tổng tài sản và vốn điều lệ (62% và 143%).
Bên cạnh đó là sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động và tổng dự nợ tín dụng của ngân hàng:
Bảng 2: Tăng trưởng vốn huy động và dư nợ của ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 9/2007
Tổng vốn huy động 5.150 6.920 9.259 15.002 25.504 Tổng dư nợ tín dụng 2.296 3.471 5.380 8.806 14.011
(Nguồn: - Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2005, 2006)
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007 mà tổng vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đã tăng ở mức 70% và 60% so với cuối năm 2006. Có thể thấy, quy mô, mức độ tín nhiệm và chất lượng dịch vụ của Techcombank được không ngừng được nâng cao.
Đặc biệt, trong năm 2006, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần Việt Nam đầu tiên được xếp hạng bởi Moody’s, một hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới và hiện là hãng xếp hạng tín nhiệm cho chính phủ Việt Nam với kết quả:
- Tín nhiệm bằng Tiền gửi ngoại tệ: B1 - Tín nhiệm của Tiền gửi tiền Đồng: Ba1 - Tín nhiệm Nhà phát hành bằng ngoại tệ: Ba2 - Tín nhiệm Nhà phát hành bằng tiền Đồng: Ba1 - Sức mạnh Tài chính độc lập: D-
Như vậy xếp hạng tín nhiệm của Techcombank đạt xấp xỉ các ngân hàng hàng đầu Việt nam đã được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín như Moody’s và Fitch.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu mà Techcombank đã đạt được thì có thể thấy rằng quan điểm của Techcombank về hoạt động đầu tư vẫn còn khá bảo thủ. Điều này có thể thấy không những trong hoạt động đầu tư của NH mà còn trong tiếp cận của NH đối với hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán. Tới cuối năm 2006, Techcombank mới chỉ đầu tư 31 tỷ đồng vào chưa tới 10 công
ty. Trong cuộc họp cổ đông năm 2007, NH đã công bố kế hoạch thành lập một công ty chứng khoán và một công ty quản lý quỹ. Nhưng từ dó tới nay thì NH mới chỉ tiến hành những bước đi thận trọng. Ngoài ra, NH cũng rất thận trọng trong việc mở rộng hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán. Hiện giờ thì dư nợ cho vay kinh doanh CK của Techcombank vẫn chưa tới mức giới hạn 3% của NHNN.
Hoạt động ngân hàng cá nhân
Tín dụng bán lẻ, hay còn gọi là Tín dụng tiêu dùng, luôn được coi là một
lĩnh vực kinh doanh trọng tâm của Techcombank. Mặc dù những năm vừa qua,
với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, một lượng tiền khổng lồ đã được đổ vào đây, các khoản tiền gửi từ dân cư của Ngân hàng Techcombank vẫn tăng mạnh, khoảng 72%/năm.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng vốn huy động và dư nợ
(Nguồn: - Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2005, 2006)
Tổng số khách hàng cá nhân của Techcombank năm 2006 là 144.817, tăng gần gấp đôi so với con số 78.725 của năm 2005. Tổng vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 6.684 tỷ đồng năm 2006, chiếm đến 46% tổng giá trị các khoản tiền gửi của ngân hàng.
rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, cho ra đời các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới (như: Gia đình trả, Nhà mới, Ô tô xịn, Thấu chi cá nhân,…) và đơn giản hóa thủ tục cho vay đã giúp ngân hàng nâng dự nợ tín dụng bán lẻ lên 2.817 tỷ đồng vào cuối năm 2006, tăng 80% so với 2005 và hơn 4 lần so với năm 2003. Riêng sản phẩm cho vay mua nhà của Techcombank đã đóng góp 38% vào tổng dư nợ từ khu vực cá nhân.
Bên cạnh sự tăng trưởng của cho vay và huy động vốn, ngân hàng vẫn duy trì được tỷ lệ của các khoản nợ quá hạn là khoảng 1,58%, một tỷ lệ rất an toàn cho ngân hàng. Trong những năm tới đây, mảng tín dụng cho các khách hàng cá nhân và các doanh nghiêp vừa và nhỏ vẫn sẽ là một hướng phát triển chủ yếu của Techcombank.
Hoạt động của Ngân hàng với doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp hay tín dụng tiêu dùng đã, đang và sẽ luôn luôn là một cột trụ vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Trong thời gian qua, Techcombank chủ trương tiến hành các cuộc đối thoại với các khách hàng doanh nghiêp trong từng ngành để có thể nắm bắt được nhu cầu của họ, để giới thiệu với họ những giải pháp tài chính hữu hiệu và tiến hành cung cấp các sản phẩm một cách rõ ràng, minh bạch và đơn giản.
(Nguồn: - Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2005, 2006)
Những hoạt động trên đã đem lại kết quả rất khả quan cho Techcombank. Chỉ riêng trong năm 2006, số lượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đã tên lên gần 500 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp mà ngân hàng Techcombank đang phục vụ lên tới con số 2.073 doanh nghiệp, tăng 32% so với năm 2005. Bên cạnh đó là sự hợp tác chiến lược của Techcombank với ngân hàng HSBC (Anh) trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với sự tăng lên trong tổng số khách hàng là sự tăng trưởng của tổng vốn huy động từ doanh nghiệp cũng như tổng dư nợ tín dụng của khu vực doanh nghiệp. Năm 2004, tổng vốn huy động từ các doanh nghiệp đạt 2.096 tỷ đồng, tăng 167% so với 2003. Còn năm 2006, con số này là 2.882 tỷ đồng, tăng 21% so với 2005 và tăng hơn 3,5 lần so với năm 2003.
Tổng số tiền mà ngân hàng cho các doanh nghiệp cũng liên tục tăng từ năm 2003 đến nay với tốc độ tăng trung bình là khoảng 54%/năm. Và đến năm 2006, tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp đạt gần 6.000 tỷ đồng, chiếm 68% tổng khối lượng cho vay của Ngân hàng. Trong đó, 65% là cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng cũng tăng từ 3,11% (2005) lên 3,77% (2006), song vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ an toàn là 5%.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng đem lại cho Techcombank nhiều thành công. Techcombank đã giành được nhiều giải thưởng về thanh toán của tế của các Ngân hàng lớn trên thế giới như Bank of New York, CitiBank, Wachovia,…Năm 2005, doanh số thanh toán quốc tế quy đổi ngoại tệ đạt 1,014 tỷ USD, tăng đến hơn 94% so với năm 2004. Nhờ đó, doanh thu thanh toán quốc tế đã tăng hơn 43% so với 2004, đạt 40 tỷ đồng (2,5 triệu USD). Còn đến năm 2006, doanh số tăng lên 32%, đạt 1,34 tỷ USD và doanh thu tăng 36%, đạt gần 55 tỷ đồng (3,4 triệu USD).