Góp phần quan trọng trong thu hút vốn đầu tư trong dân cư

Một phần của tài liệu 392 Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO (Trang 33 - 34)

Việc tạo lập DNNVV không cần quá nhiều vốn, điều đó đã tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư với nguồn vốn đầu tư của chính bản thân người đứng ra thành lập doanh nghiệp hoặc huy động dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc. Chính vì vậy, DNNVV có vai trò rất quan trọng trong việc huy động và sử dụng các khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, biến nó thành các khoản vốn đầu tư cho bản thân doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Điều này được thể hiện rõ thông qua các số liệu thống kê cho thấy, kể từ khi Luật Doanh Nghiệp 1999 ra đời và có hiệu lực vào năm 2000 thì số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành lập tăng lên nhanh chóng, vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong các khu vực kinh tế. Xem bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế của các thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

1. Tổng vốn đầu tư 200.145 239.246 290.927 343.135 398.900

1.1 Kinh tế Nhà nước 114.738 126.558 139.831 161.635 185.100 1.2 Kinh tế ngoài Nhà nước 50.612 74.388 109.754 130.398 150.500 1.3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 34.795 38.300 41.342 51.102 63.300

3. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân

3.1 Của cả nước (%) 18,82

3.2 Của khu vực kinh tế Nhà nước (%) 12,70 3.3 Của k.vực ktế ngoài Nhà nước (%) 31,32

3.4 Của khu vực có vốn ĐTNN (%) 16,14

Qua các số liệu trên ta thấy:

Trong các năm từ năm 2002 đến 2006, tổng vốn đầu tư thực hiện của cả nước liên tục tăng lên: từ 200.145 tỷ đồng vào năm 2002 tăng liên tục qua các năm 2003, 2004, 2005 và năm 2006 đạt 398.900 tỷ đồng. Tính bình quân trong toàn bộ giai đoạn 2002-2006, vốn đầu tư của cả nước tăng bình quân 18,82%/1 năm, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng bình quân 12,70%/1 năm và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng bình quân 16,14%/1 năm, tốc độ tăng của hai khu vực kinh tế này là thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước. Ngược lại, vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có mức tăng bình quân là 31,32%/1 năm, cao hơn gần 1,7 lần mức bình quân chung của cả nước. Vốn đầu tư thực hiện vào năm 2006 của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là 150.500 tỷ đồng, cao hơn 2,4 lần so với vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy rằng các DNNVV đang đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 392 Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)