II. Nguồn kinh phí quỹ khác 420 263 176 947
2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2008 2008-2009 2009 2010 Mức Tỷ lệMức Tỷ lệMức Tỷ lệ
2.7.4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1 Hệ số thanh toán hiện hành
2.7.4.1.1 Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ. Ta có:
Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ & ĐTNH Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào các tài liệu có liên quuan ta lập được bảng phân tích sau:
Bảng 2.14: Hệ số thanh toán hiện hành
(ĐVT: Triệu đồng) CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2007 - 2008 2008 – 2009 2009 - 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TSLĐ & ĐTNH 132,095 75,717 81,626 117,151 -56,378 -42,68 5,909 7,80 35,526 43,52
Nợ ngắn hạn 124,927 61,901 67,336 107,263 -63,026 -50,45 5,436 8,78 39,927 59,30
HS thanh toán hiện hành 1,06 1,22 1,21 1,09 0,17 0,17 15,68 -0,90 -0,12 -9,90
Đồ thị 2.8: Hệ số thanh toán hiện hành
Từ đồ thị trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành tăng lên 2008 và sau đó dần dần giảm xuống, cụ thể như sau:
Năm 2008 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,22 nghĩa là cứ
một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,22 đồng tài sản lưu động, so với năm 2007 thì tăng 0,17 tương ứng 15,68%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn giảm 50,45% (chủ yếu do vay ngắn hạn giảm), cao hơn mức giảm của tài sản lưu động là 42,68% (nhờ giảm của khoản phải thu ).
Năm 2009 hệ số này là 1,21 giảm hơn trước 0,01 tương ứng 0,9%. Tuy
mức độ giảm không lớn nhưng là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân là tài sản lưu động tăng 5.909 triệu đồng tương ứng 7,8%, nhưng nợ ngắn cũng tăng mức độ lớn h ơn là 8,78% làm hệ số giảm.
Năm 2010 hệ số này tiếp tục giảm nhiều hơn trước, cụ thể giảm 0,12
tương ứng 9,9%, tức là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,12 đồng. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng khá lớn là 39.927 triệu đồng (59,3%), cao hơn tài sản lưu động (chỉ tăng 43,52%).
Như vậy, ta thấy rằng nếu những năm sau còn tiếp tục giảm như thế này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn.
Hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ TSLĐ lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phụ cđiều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.