Phân tích các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đôn (Trang 33 - 35)

II. Nguồn kinh phí quỹ khác 420 263 176 947

2.7.2Phân tích các khoản phải thu

2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2008 2008-2009 2009 2010 Mức Tỷ lệMức Tỷ lệMức Tỷ lệ

2.7.2Phân tích các khoản phải thu

Các khoản phải thu của các doanh nghiệp bao gồm:nợ phải thu, tạm ứng và các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn tức là khoản công ty bị đơn vị khác chiếm dụng.

Để đánh giá khoản này ta thông qua chỉ tiêu tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:

Tỷ lệ giữa tổng giá trị khoản phải thu và tổng nguồn vốn =

Tổng giá trị các khoản phải thu

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp và tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:

Đồ thị 2.6: Tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn

Từ đồ thị ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn có xu hướng giảm xuống trong năm 2007 - 2009. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng giảm đi, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. Nhưng đến năm 2010 đang có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể tình hình này là:

Năm 2008 tỷ lệ này là 39,03%, giảm hơn năm trước 33,13%. Nguyên nhân do

tổng khoản phải thu giảm 68.748 triệu tương đương 60,84% và tổng nguồn vốn giảm với mức độ nhỏ hơn là 27,59%. Các khoản phải thu giảm do:

• Khoản phải thu khách hàng giảm 8.413 triệu đồng (43,42%), do công ty tích cực thu hồi nợ tồn đọng của năm trướcđồng thời giảm bớt khoản bán chịu trong năm.

• Ngoài ra còn do khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và phải thu nội b ộ giảm tương ứng là 20,71% và 16,97%.

• Phải thu trong tài sản lưu động khác giảm 61.591 triệu tương đương 70,63%, chủ yếu do khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn giảm 70,72% do công ty giảm bớt sử dụng nguồn vốn vay.

Năm 2009 tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn tiếp tục giảm xuống

3%. Do tổng nguồn vốn tăng 5,84% và tổng khoản phải thu giảm 1.021 triệu tương ứng 2,31%.

Nguyên nhân là: Khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược giảm mạnh l25.462 triệu đồng tương đương 99,8%. Mặt khác do nợ phải thu tăng khá cao với số tiền là

24.409 triệu t ương ứng 1,3 lần đã làm hạn chế tốc độ giảm của khoản phải thu, cho thấy tình hình thu hồi công nợ của công ty gặp nhiều khó khăn hơn và điều này ảnh hưởng không tốt cho tình tài chính của công ty. Cụ thể :

• Khoản phải thu khách hàng tăng 19.704 triệu đồng (tương đương 1,8 lần). Tình hình thực tế năm 2009 cho thấy thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ty tăng lượng hàng cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu khác (tăng gấp 3 lần năm trước). Do đó với doanh số bán chịu này không có tác dụng tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế mới, công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.

Năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 6,92%. Đây là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân

do các khoản phải thu tăng 56,5% cao hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn. Tình hình này như sau:

• Nợ phải thu tăng 7.449 triệu đồng tương đương 17,3%. Với các khoản như sau:

Trả trước người bán tăng 518 triệu tương đương 1,2 lần. Đây là xu hướng không tốt vì nguồn vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều.

Thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác cũng gia tăng với mức độ khá cao, doanh nghiệp cần tiến hành thu hồi nhanh để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.

• Phải thu trong tài sản lưuđộng khác tăng khá cao với số tiền là 16.978 triệu đồng tương đương 90,8 lần. Trong đó chủ yếu do khoản ký quỹ, ký cược tăng rất cao với giá trị 17.050 triệu tương ứng 340%, do trong năm công ty mở rộng thêm hoạt động nhập khẩu vật tư, do đó công ty phải ký quỹ ở ngân hàng để mở LC cho việc thanh toán với khách hàng.

 Tóm lại: Ta thấy rằng công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2010, chính sách thu hồi nợ của công ty chưa tốt vì khoản nợ cho khách hàng lại giảm trong khi bị nguồn khác chiếm dụng quá nhiều.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đôn (Trang 33 - 35)