3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
+ Thuận lợi
- Viettel là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Tổng công ty nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Bộ Quốc Phòng và Chính Phủ, về nhiều mặt (Chính sách, nguồn vốn, nhân lực, mạng lưới,...) Đặc biệt tận dụng được hạ tầng mạng Viễn thông của Bộ Tư Lệnh Thông tin, cụ thể là sử dụng dung lượng nhàn rỗi của mạng đường trục Bắc-Nam. Đây là một thế mạnh mà ngoài Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, đơn vị trước đây độc quyền cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, không một Công ty nào trong những Công ty mới tham gia vào thị trường Viễn thông có được.
- Viettel tham gia vào thị trường Viễn thông trong thời điểm Nhà nước đang có chính sách khuyến khích đầu tư, doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, nhằm xoá bỏ độc quyền trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, đẩy mạnh phát triển công nghệ kỹ thuật cao trong nước.
- Tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực Viễn thông rất cao, thị trường Viễn thông vẫn là thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Đây là một thuận lợi lớn giúp Tổng công ty có thể mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Viettel ra đời sau có thuận lợi lớn vì có thể lựa chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các dịch vụ của mình nhằm đạt chất lượng cao với giá thành hạ, tận dụng kinh nghiệm của các đơn vị đi trước giảm được các chi phí thử nghiệm.
- Sau khi thành công trong công việc cung cấp dịch vụ VOIP 178 đầu tiên tại Việt Nam, giảm cước phí sử dụng cho khách hàng, tạo nên ấn tượng tốt đẹp với người sử dụng vốn lâu nay chưa biết đến một nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông độc quyền, Viettel đã nhận được sử ủng hộ lớn từ phía khách hàng tạo được vị thế cho riêng mình và có rất nhiều cơ hội để hợp tác với các đối tác quốc tế.
+ Khó khăn
- Viettel ra đời trong hoàn cảnh ngành Bưu chính Viễn thông vốn trước đây vẫn là độc quyền của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), vấp phải sự cạnh tranh khắc nghiệt của một đơn vị lớn, có tiềm năng lâu đời trong ngành này. VNPT đã có số lượng khách hàng và đối tác rất đông và quen từ lâu với các dịch vụ của VNPT.
Cũng vì đặc thù ra đời sau, các lĩnh vực kinh doanh của Viettel phụ thuộc rất nhiều vào đối thủ cạnh tranh là VNPT. Đặc biệt là về cơ sở hạ tầng mạng, kết nối, truyền dẫn nội hạt, liên tỉnh, tiếp xúc khách hàng, hợp tác kỹ thuật.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viettel còn thiếu kinh nghiệm cọ sát thực tế, do hầu hết là cán bộ trẻ mới ra trường và hoạt động kinh doanh của Viettel đều mới mẻ (Bắt đầu từ tháng 10/2000).
- Trong thời gian gần đây Nhà nước đang khuyến khích mở cửa thị trường Bưu chính Viễn thông. Chính vì vậy, Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ không chỉ VNPT mà còn có các Công ty Viễn thông khác như Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty Viễn thông Hàng Hải, Công ty Viễn thông Điện Lực, các doanh nghiệp ISP mới. Trong 42
một môi trường cạnh tranh mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu như thế không những Công ty phải tự vận động để phát triển để khẳng định mình trong thời kỳ mới mà còn phải vượt qua được các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành Bưu chính Viễn Thông.