3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có toạ độ địa lý là 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, phía Tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Vị trí địa lý của tỉnh hết sức thuận lợi cho tỉnh phát triển toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế.
Với diện tích tự nhiên 5.054km2, dân số trung bình năm 2005 là 1.134.500 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,4% về dân số so với cả nước. Thừa Thiên Huế là một tỉnh trung bình cả về diện tích và dân số của nước ta. Độ che phủ rừng tăng lên từ 45% (năm 2000) lên 48,7% (năm 2005).
Nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh-hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta - Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa về cả điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây, nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đuờng bộ qua 2 cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân. Thành phố Huế là điểm dừng chính của đường sắt Bắc Nam, có sân bay dân dụng Phú Bài. Sự thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kế cận như thành phố Vinh (Nghệ An), thành phố Đà Nẵng, nước bạn Lào,… là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với độ sâu 18-20m đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải lớn cập bến.
2.1.1.2. Tài nguyên
Với chiều dài 120 km, vùng biển Thừa Thiên Huế có 4 cửa biển: Thuận An, Tư Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô. Tài nguyên hải sản phong phú, có khoảng 500 loài cá, tôm … trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác. Trữ lượng khai thác trung bình còn thấp, khoảng 30-35 nghìn tấn/năm. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: Biển, đầm phá và vùng nước ngọt. Vùng đầm phá với chiều dài hơn 70 km, diện tích 22.000 ha, có khoảng 160 loài cá, 12 loài tôm và nhiều loại nhuyễn thể. Vùng này giàu tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản có giá trị như các loại tôm sú, tôm bạc, cua, cá mú, cá đối, cá dìa, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương... đặc biệt có rong câu chỉ vàng là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar và agarose.
Tài nguyên khoáng sản, Thừa Thiên Huế có rất ít khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu bao gồm titan, đá vôi, và một số loại khác với trữ lượng nhỏ.
2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
Thừa Thiên Huế thuận lợi về các đường giao thông nối liền với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và với cả nước, có hệ thống đường tỉnh lộ đang được xây dựng và nâng cấp. Quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo tỉnh, tạo ra một hành lang phát triển kinh tế và dịch vụ. Có đường giao thông, từ cửa biển đến hai cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân sang Lào, nối với Thái Lan, là con đường ngắn nhất và thuận tiện nhất cho Lào và miền Đông Bắc Thái Lan đi ra biển Đông.
Ven biển Thừa Thiên Huế còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt vịnh Chân Mây đang được xây dựng trở thành một trong những cảng nước sâu lớn nhất khu vực miền Trung.
Hệ thống phân phối điện đầu tư mới 315 km đường dây trung thế, 670 km hạ thế, 296 trạm biến áp phân phối, tổng dung lượng 31.000 KVA. 100% số xã có điện lưới quốc gia với 95% số hộ sử dụng điện; mô hình quản lý điện nông thôn được chuyển đổi nâng cao hiệu quả sử dụng điện.
Hệ thống cấp nước được đầu tư nâng cấp, mở rộng, chất lượng nước được nâng cao, cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các dự án cấp nước ở khu vực thành phố Huế, thị trấn Alưới, khu tam giáo Bạch Mã-Lăng Cô-Cảnh Dương .... đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các khu vực này.
Các cơ sở hạ tầng khác như vệ sinh môi trường, y tế giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ... trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển.
2.1.1.4. Mạng thông tin di động tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong tỉnh hiện nay có 3 mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đang cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel. Mobifone có 21 trạm phát sóng (BTS), Vinaphone có 23 trạm phát sóng (BTS), Viettel Mobile có 25 trạm phát sóng (BTS).
Ba mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA đang cung cấp dịch vụ: EVN Telecom, Sfone, HT Mobile. EVN Telecom có 13 trạm phát sóng (BTS), Sfone có 10 trạm phát sóng (BTS) và Hà Nội Telecom cũng đang triển khai trong thời gian tới.
Tại tất cả các huyện đều đã có trạm phát sóng, tuy nhiên nhiều khu vực xa vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng.
2.1.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn
2.1.2.1. Dân số
Dân số trung bình năm 2005 của Thừa Thiên Huế là 1.134.500 người. Dân số thành thị là 354.809 người (chiếm khoảng 31,2% tổng số dân). Tỷ trọng dân thành thị tỉnh Thừa Thiên Huế cao hơn mức trung bình của cả nước (26,3%).
Bảng 2.1: Tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn các tỉnh Bắc trung bộ
Khu vực Dân số (nghìn người) Tỷ trọng Nông thôn (%) Thành thị (%) Thanh Hóa 3.647 90,30 9,70 Nghệ An 3.003 89,47 10,53 Hà Tĩnh 1.287 89,03 10,97 Quảng Bình 832 86,20 13,80 Quảng Trị 617 75,62 24,38
Thừa Thiên - Huế 1.120 68,75 31,25
Vùng Bắc trung bộ 10.505 86,42 13,58
Cả nước 82.032 73,68 26,32
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2004
Tỷ trọng dân thành thị của Thừa Thiên Huế so với khu vực và cả nước cao. Do vậy Thừa Thiên Huế có tiềm năng con người về công nghiệp và dịch vụ.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,3% (1995) xuống còn 1,45% (2002) và chỉ còn 1,33% (2005). Chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ từng bước nâng cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23%.
Dân cư phân bố không đều trên lãnh thổ tỉnh, phần lớn tập trung vào thành phố Huế, các thị trấn, vùng ven biển, ven sông. Nguồn lao động năm 2005 là 662 nghìn người, chiếm 58,2% dân số.
Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học, với quy mô lớn gồm 8 trường đại học (7 trường đại học thuộc Đại học Huế và 1 đại học Dân lập), 4 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp.
Cơ cấu lao động Thừa Thiên Huế năm 2005: 48% lao động trong ngành nông nghiệp, 22% lao động trong ngành công nghiệp, 30% lao động dịch vụ. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện thuận lợi về du lịch rất lớn so với các tỉnh trong cả nước. Nguồn lao động có trình độ có thể được đáp ứng ngay tại tỉnh nhưng với tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ chưa cao chứng tỏ Thừa Thiên Huế vẫn chưa tận dụng được những lợi thế của mình, phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Bảng 2.2: Hiện trạng lao động tỉnh Thừa Thiên Huế
Dân số Đơn vị 2003 2004 2005
1. Dân số trung bình Người 1.105.500 1.120.000 1.134.500
2. Dân số trong độ tuổi lao
động Người 624.328 641.906 661.541
So với tổng dân số % 56,47 57,31 58,31
3. Lực lượng lao động xã hội Người 625.330 642.900 662.560
So với tổng dân số % 56,57 57,40 58,40
Nông Lâm nghiệp Người 303.910 311.164 319.354 Công nghiệp và Xây dựng Người 138.198 142.724 147.088
Dịch vụ Người 183.222 189.013 196.118
4. Cơ cấu lao động % 100,00 100,00 100,00
Nông Lâm nghiệp % 48,60 48,40 48,20
Công nghiệp và Xây dựng % 22,10 22,20 22,20
Dịch vụ % 29,30 29,40 29,60
Nguồn: Bảng số liệu điều tra tổng hợp đầy đủ 06/04/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ cấu lao động của Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng. Tuy nhiên mức độ tăng chưa lớn. Và với cơ cấu lao động như vậy Thừa Thiên Huế vẫn thuộc vào các tỉnh có tỉ trọng lao động nông nghiệp cao trong cả nước.
2.1.2.2. Văn hóa
Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Huế là kinh đô cuối cùng của các triều đại quân chủ Việt Nam, Huế còn giữ khá tập trung những giá trị văn hóa nghệ thuật cung đình Việt Nam, tiêu biểu một phần cho đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam trong quá khứ.
Nổi bật trong di sản văn hóa cố đô Huế là hệ thống di tích cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các di tích còn lại đến nay mới được khởi công xây dựng đầu thế kỷ XIX dưới thời các vua Gia Long (1802- 1820), Minh Mạng (1820-1840), là sự tiếp nối hệ thống kiến trúc của các dinh phủ, đô thành thời chúa Nguyễn và kinh đô Phú Xuân của triều đại Tây Sơn Nguyễn Huệ, được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh đến đầu thế kỷ XX.
Thành nội Huế với Kỳ đài vững chãi, uy nghi, với 10 cổng thành đối xứng, với hệ thống các dinh thự Lục Bộ, Cơ Mật viện, Quốc Tử Giám, Tàng Thư lâu,... vừa phản ánh những thiết chế trị nước của một vương triều, vừa là chứng tích ghi dấu sự có mặt của nhiều thế hệ danh nhân của đất nước như Nguyễn Du, Phan Huy Vịnh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan, Tùng Thiện, Tuy Lý, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… phản ánh bộ mặt sinh hoạt chính trị và văn hóa của chốn kinh kỳ một thời.
Ngày nay cùng với chính sách mở cửa, văn hoá Huế cũng đã có những sự giao thoa, thay đổi. Bên cạnh những xu hướng tiêu cực, văn hoá Huế cũng đã có những hướng tích cực hoà nhập cùng xu thế của thời đại.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.3.1. Hiện trạng kinh tế tỉnh
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 9,64%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII (8- 9%). Đây là thời kỳ có mức tăng trưởng khá cao, tương đối ổn định và có tính bền vững hơn so với các thời kỳ trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 18,6%, riêng công nghiệp tăng 16%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,6% trong đó ngư nghiệp tăng 12,3%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 10,4%.
GDP bình quân đầu người năm 2005 của tỉnh đạt 580 USD, giá trị xuất khẩu đạt 57 triệu USD, thu ngân sách nhà nước đạt 1.060 tỷ đồng.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có chuyển biến, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính phủ (ODA) và phi chính phủ (NGO), năm sau cao hơn năm trước.
Xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 13,9%. Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho nền kinh tế.
Bảng 2.3: Tổng giá tri sản phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000-2005 Năm phẩm trên Tổng sản địa bàn Tỷ trọng Nông nghiệp Lâm ngiệp Thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) 2000 2.199.400 24,1 30,9 45,00 2001 2.400.400 23,4 32,2 44,40 9,14
2002 2.621.500 22,9 33,0 43,50 9,21
2003 2.862.800 21,0 35,9 43,10 9,20
2004 3.122.900 22,4 34,1 43,50 9,09
2005 3.475.800 21,0 35,9 43,10 11,30
Nguồn: Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỷ trọng các ngành năm 2005: Tỷ trọng ngành dịch vụ 43,1%, công nghiệp 35,9%. Nông Lâm nghiệp thủy sản là 21%. Với tỷ trọng giá trị các ngành như vậy Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao (18,6%), trong đó khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng như: Bia, xi măng, sợi… chất lượng và sức cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp đang được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 60%, chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các ngành dịch vụ đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khá cao, riêng doanh thu du lịch tăng 46%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra tăng 53,2%. Sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn về thiên tai và dịch bệnh, đạt tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, nguyên nhân chính là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,3% trong đó nông nghiệp Lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 16,6%, dịch vụ tăng 9,6%.
Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành Nông Lâm Ngư nghiệp giảm từ 22,4% xuống còn 21%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng từ 34,1% lên 35,9%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 43,1%.
Thu ngân sách đạt khá, năm 2005 là năm đầu tiên đạt trên 1.000 tỷ. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khá nhất là vốn đầu tư nước
ngoài và đầu tư của doanh nghiệp. Một số dự án có vốn đầu tư lớn như thủy điện, xi măng , bia đang được triển khai tích cực.
Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp nhà nước được đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, hoàn thành kế hoạch. Hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả. Kinh tế cá thể tư nhân phát triển.
Hạ tầng kinh tế kỹ thuật tiếp tục được cải thiện, nhất là giao thông, điện nước, trường học. Các lĩnh vực xã hội được phát triển toàn diện. Công tác xóa đói giảm nghèo có kết quả tốt, công tác xóa nhà tạm cho dân tộc thiểu số được hoàn thành.
Bảng 2.4: So sánh tổng thu nhập tỉnh Thừa Thiên Huế với khu vực
Khu vực GDP (tỷ đồng) Tỷ trọng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) Bắc Trung Bộ 30.988,7 34,2 30,9 34,9 Thanh Hóa 11.107,5 32,5 36,6 31,0 Nghệ An 9.388,6 37,1 29,0 33,9 Hà Tĩnh 3.731,0 43,8 17,8 38,4 Quảng Bình 2.002,2 30,5 31,1 38,4 Quảng Trị 1.636,0 39,2 22,8 38,0
Thừa Thiên Huế 3.475,8 22,4 34,1 43,5
Cả nước 434.917,7 25,2 39,7 35,1
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005
So với khu vực và cả nước Thừa Thiên Huế là tỉnh có tỷ trọng ngành dịch vụ cao. Mức trung bình của khu vực Bắc trung bộ là 34,9% của cả nước là 35,1%. Với công nghiệp Thừa Thiên Huế cao hơn mức trung bình của khu
vực (30,9%) nhưng thấp hơn trung bình cả nước (39,7%) nguyên nhân do công nghiệp không phải là thế mạnh của Bắc trung bộ.
Tình hình cụ thể về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như sau:
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch đề ra là 2.855 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2004. Trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 5,4%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 25,4% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,3% đóng góp 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Một số sản phẩm chủ yếu có thị trường ổn định, sản xuất tăng cao: Bia