Đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 38)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.3.2 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển

kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

* Lợi thế

 Vị trí địa lý, giao thông là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế.

 Khu vực Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt, Cảng Chân Mây đang được xây dựng trở thành một trong những cảng nước sâu lớn nhất khu vực miền Trung. Có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng khu vực Chân Mây- Lăng Cô trở thành một trong những khu vực tạo động lực bứt phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ.

 Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm Văn hóa, Du lịch lớn của cả nước. Đầu tư phát triển du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Thừa Thiên Huế, mà còn phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Bắc Trung bộ và của cả nước. Lợi thế rất lớn để khai thác Bưu chính Viễn thông chính là lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế là rất lớn kéo theo nhu cầu thông tin liên lạc tăng nhanh.

 Thừa Thiên - Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học, với quy mô lớn gồm 7 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp. Thừa Thiên - Huế cũng là trung tâm Giáo dục - Đào tạo, y tế lớn của cả nước và là trục phát triển kinh tế trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung.

 Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 9.6%, năm 2005 đạt 11,30%.

 Môi trường an ninh-chính trị ổn định.

 Có các chính sách ưu đãi đầu tư, hình thành các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục hành chính...nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

 Việt Nam gia nhập WTO tạo tiền đề các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh thay đổi tư duy kinh doanh, năng động phù hợp với xu thế của thời đại và sự hội nhập của kinh tế thế giới. Kết hợp hệ thống luật pháp của Việt Nam đang được cải tiến theo đúng thể lệ, luật pháp quốc tế.

* Khó khăn

 Công nghiệp của Thừa Thiên - Huế còn yếu. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu mới có xi măng, gạch men, bia,.... chưa có ngành nào có khả năng cạnh tranh cao và có khả năng phát triển mạnh ra thị trường các tỉnh trong cả nước.

 Thừa Thiên Huế diện tích, dân số trung bình, ít tài nguyên khoáng sản, thị trường nói chung và thị trường Bưu chính Viễn thông còn thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w