Vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 61 - 63)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.4.4. Vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa rất lớn trong mỗi giao dịch M&A. Mặc dù kết quả của quá trình định giá không phải nhằm để xác định giá giao dịch của thương vụ M&A mà nó chỉ là cơ sở nền cho các thỏa thuận về giá thuận mua vừa bán của các công ty. Việc định giá giá trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A không hoàn toàn giống như định giá doanh nghiệp cho mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Trong định giá doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa thì mục tiêu chính là nhằm thu hồi lại một phần vốn hoặc toàn bộ số vốn mà Nhà nước đã đầu tư trước đó. Tuy nhiên với sự đầu tư của Nhà nước trước đây đã tạo nên một hình ảnh doanh nghiệp hiện tại, tức là lợi thế kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp thì việc định giá doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng nhất mà Nhà nước mong muốn trước tiên là thu hồi theo giá trị thị trường những tài sản hữu hình mà Nhà nước đã đầu tư. Chính vì thế, trong định giá doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì dường như việc định giá giá trị tài sản vô hình, như thương hiệu của doanh nghiệp, không được đề cập đến nhiều.

Trong định giá đáp ứng yêu cầu của việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì định giá tài sản vô hình cũng có ý nghĩa rất quan trọng như đối với tài sản hữu hình. Đôi khi tài sản vô hình (thương hiệu) lại là loại tài sản mà bên mua, bên chấp nhận sáp nhập quan tâm nhất. Như vậy việc định giá giá trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A cần quan tâm đến cả hai loại tài sản là tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

Hiện tại chỉ có Thông tư số 146/2007/TT-BTC qui định về việc định giá giá trị doanh nghiệp đáp ứng cho yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong hướng dẫn này chỉ nêu đến hai phương pháp định giá tài sản hữu hình là phương pháp tài sản

và phương pháp chiết khấu dòng tiền, bản thân hai phương pháp này đều có những hạn chế nhất định. Việc định giá tài sản vô hình thì qui định không chi tiết. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hiện nay rất lúng túng trong việc định giá tài sản.

Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, việc định giá trị doanh nghiệp không phải là công việc đơn giản và trên thực tế cũng không có một công thức chung tổng quát để giúp xác định một cách chính xác hoàn toàn. Vấn đề là doanh nghiệp cần tham khảo nhiều phương pháp định giá và chọn những phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Do đó, việc ban hành một văn bản qui định cụ thể, chi tiết việc định giá giá trị doanh nghiệp là không cần thiết mà cần thiết là doanh nghiệp cần phải tự cập nhật và lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Khó khăn hiện nay trong vấn đề định giá là bản thân doanh nghiệp không nắm bắt kịp những phương pháp định giá hiện đại để lựa chọn cho thích hợp nên đã rất có nhiều khả năng doanh nghiệp bị hớ khi trả giá hoặc đòi giá quá cao dẫn đến giao dịch không thành công. Theo đánh giá từ phía doanh nghiệp thì việc định giá doanh nghiệp để thực hiện M&A là một việc rất khó khăn đối với họ hiện nay.

(1): Tổng cục thống kê (2008), “Niên giám thống kê 2007”, NXB Thống kê.

(2): Tác giả tự tính theo số liệu của: Tổng cục thống kê (2008), “Niên giám thống kê 2007”, NXB Thống kê.

(3): Năm 2005, 2006: http://muabandoanhnghiep.duan.vn/?cat=120&sub=362&type=91&news=23 Năm 2007 http://english.vietnamnet.vn/biz/2008/05/785935/

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w