Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 55 - 57)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.4.1.2. Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Vấn đề mấu chốt trong những bất cập của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp hiện nay ở thị trường Việt Nam đó chính là sự hiểu biết hạn chế của các nhà lãnh đạo, các nhà làm luật về thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Sự nhận thức chưa đầy đủ của các đối tượng trên dẫn đến việc có rất nhiều khoảng trống, hay những bất hợp lý trong việc qui định về mặt pháp lý đối với hoạt động M&A. Chẳng hạn:

Phân biệt chi tiết giữa hoạt động “mua lại doanh nghiệp” (chi qui định đối với doanh nghiệp tư nhận và doanh nghiệp Nhà nước) với hoạt động “mua lại doanh nghiệp” . Về bản chất thì cả hai hoạt động này đều là sự chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cho một chủ sở hữu mới. Điều này là không cần thiết.

Phân biệt giữa hoạt động mua lại với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp (trong Luật cạnh tranh). Cơ sở để phân chia hai hoạt động này theo định nghĩa trong Luật cạnh tranh là dựa vào tính chất của hoạt động: hoạt động sáp nhập được dựa trên cơ sở tự nguyện của công ty bị sáp nhập, còn đối với hoạt động mua lại công ty bị mua lại ở trong tình thế bị ép buộc. Tuy nhiên trên thực tế bản chất thực của các vụ giao dịch “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp không được thể hiện ra bên ngoài một cách rõ ràng. Do yêu cầu của bên mua hoặc bị mua hoặc để có thể tiếp tục sử dụng những lợi thế vốn có của công ty bị mua thì cho dù hoạt động đó mang tính chất thù địch nhưng đều được công bố ra bên ngoài là một hoạt động sáp nhập mang tính chất tự nguyện. Việc làm này thường cũng được che giấu đối với công chúng và cả đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy việc phân biệt hoạt động “mua lại doanh nghiệp” và “sáp nhập doanh nghiệp” như hiện nay trong qui định pháp luật cũng không phù hợp.

Quan điểm về hoạt động mua lại và sáp nhập trong pháp luật Việt Nam là lại quan điểm về hoạt động mua lại của thế giới vì kết quả của những hoạt động này đều đưa đến sự chấm dứt tồn tại của một bên đối tác. Quan đỉểm về hoạt động hợp nhất trong luật pháp Việt Nam lại là quan điểm về hoạt động sáp nhập theo quan điểm của thế giới, vì kết quả của chúng đều dẫn đến sự chấm dứt sự tồn tại của các bên tham gia trong giao dịch.

Chưa có qui định về hoạt động mua lại tài sản của doanh nghiệp mà chỉ có qui định về việc thực hiện mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong Luật chứng khoán. Việc

mua lại tài sản doanh nghiệp, nhất là đối với tài sản vô hình (thương hiệu) rất là phổ biến. Cần bổ sung những qui định về hình thức mua lại tài sản vô hình của doanh nghiệp về đây là một mảng giao dịch rất phổ biến trên thị trường M&A.

Vẫn chưa xác định cơ quan nào sẽ quản lý trực tiếp thị trường M&A. Hiện tại có qui định Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý khía cạnh tập trung kinh tế của các hoạt động mua lại sáp nhập doanh nghiệp. Còn đối với các vụ M&A chưa đến mức chiụ sự quản lý của Cục quản lý cạnh tranh thì ai sẽ quản lý?

Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động M&A, điều đó gây đến một thực trạng hiện nay là khung pháp lý cho hoạt động này còn bỏ trống rất nhiều chỗ. Nguyên nhân chính cho những vấn đề trên chính là sự thiếu hiểu biết của một bộ phận lớn các nhà quản lý, lãnh đạo và làm luật về hoạt động khá mới mẻ, một hoạt động là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w