Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 54 - 55)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.4.1.1. Về phía doanh nghiệp

Sự nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp: Với bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam thì một xu hướng phát triển của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là tất yếu. Do số lượng doanh nghiệp trong nước rất nhiều nhưng lại chủ yếu là các doanh nghiệp với qui mô nhỏ, thiếu năng lực cạnh tranh lâu dài nên việc tiếp tục tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp này là rất khó nếu không có một định hướng phát triển rõ ràng, dài hơi. Để tránh con đường phá sản thì sáp nhập là một phương thức lựa chọn đáng được các doanh nghiệp lưu tâm. Trong khi đó theo khảo sát gần đây chỉ có 30% doanh nghiệp trong nước có định hướng phát triển bằng con đường mua lại doanh nghiệp khác và chỉ có 3% doanh nghiệp có ý định bán lại doanh nghiệp của mình. Con số này thấp hơn so với thế giới là 44%. Theo nhận định nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

Rất nhiều nhà quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa xem hoạt động M&A là sự thâu tóm doanh nghiệp khác, chưa xem nó như là một công cụ hữu hiệu để tái cấu trúc lại doanh nghiệp khi cần thiết, là một công cụ để giải thoát doanh nghiệp trước những khó khăn phải dẫn đến sự phá sản, là một phương thức để là gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi và khắt nghiệt. Ngoài ra, nhà quản trị doanh nghiệp không có một sự chuẩn bị tốt cho quá trình để tiến hành hoạt động M&A này ngây từ các khâu đầu tiên như lập chiến lược phát triển công ty, tìm xác định mục tiêu và công ty mục tiêu, trong việc định giá doanh nghiệp, đàm phán và hợp nhất sau khi đã tiến hành M&A. Điều đó là gia tăng tỷ lệ thất bại, là e ngại các nhà quản trị khác.

Đồng thời theo số liệu điều tra của Công ty First Asia Limited thì sẽ có hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa sau 6 năm hoạt động. Kết hợp hai con số thống kê này lại chúng ta nhận thấy rằng, các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm nhiều hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Các nhà quản trị chưa nhận thấy được những tác động tích cực của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp đó chính là một công cụ để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện mới của thị trường.

Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện thì việc của nhiều người chưa biết hay chưa nắm rõ được những nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện cũng như những tác động của nó là điều có thể cảm thông. Tuy nhiên vấn đề này cần nhanh chóng được giải quyết bởi vì nó là nguyên nhân gây nên những tác hại cho chính doanh nghiệp do không nắm rõ nó khi thực hiện. Sự hạn chế về kiến thức của nhà quản trị đối với hoạt động M&A đã làm hạn chế cung cầu cho thị trường. Còn đối với các doanh nghiệp rơi vào tình huống phải thực hiện hoạt động M&A thì sự không hiểu biết cặn kẽ về hoạt động này hay thiếu sự chuẩn bị đã gây nên những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp và làm cho hoạt động M&A không thành công như mong muốn. Chẳng hạn như phải gánh quá nhiều nghĩa vụ của công ty mục tiêu, hay bị thiệt hại trong quá trình tham gia như mua với giá cao hoặc phải bán với giá thấp hơn giá trị thực tế, xuất hiện những tranh chấp không đáng có đối với người tư vấn,…

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w