Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 97 - 100)

Do đặc tính là một thị trường mới trong nền kinh tế Việt Nam nên những nhận định, thống kê đối với thị trường này còn quá ít, sự vận hành của thị trường còn quá sơ khai nhưng kỳ vọng phát triển của thị trường này ở Việt Nam là rất lớn và rất cần thiết. Chính vì thế để đưa ra nhận xét mang tính định tính đối với thị trường mua lại, sáp nhập của nước ta hiện nay là công việc không thể. Hiện tại những nhận định về sự phát triển của thị trương mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ mang tính chủ quan của tác giả dựa trên những biểu hiện của các giao dịch đã xảy ra trong thời gian qua. Trước thực tiễn thị trường còn quá sơ khai, khung hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường này chưa hoàn chỉnh, trong khi đó nhu cầu phát triển lại lớn cho nên giải pháp tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển vững chắc của thị trường trong tương lai là hoàn chỉnh hành lang pháp lý. Chính vì thế, đề tài này tập trung chủ yếu vào việc đưa ra giải pháp xây dựng hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện việc tái cấu trúc lại tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với tiền đề đó, kỳ vọng một sự phát triển tốt hơn cho thị trường, và đó là cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam mang tính định tính hơn, cụ thể hơn sẽ

được thực hiện tiếp theo sau khi thị trường đã phát triển tốt hơn nữa với thời gian dài hơn và có số liệu thống kê về thị trường đầy đủ hơn. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về thị trường thì việc nghiên cứu về tác động của thị trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một hướng nghiên cứu rất cần thiết để có được cái nhìn tổng quan về những tác động tích cực cũng như tiêu cực của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả hy vọng với tiền đề này sẽ giúp thị trường phát triển và làm cơ sở cho nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn về thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong tương lai.

Trong bối cảnh hiện tại, nền kinh tế của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ năm 1929 đến nay, đặc biệt là MỸ thì càng hứa hẹn một làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp mới sẽ bùng nổ trên toàn cầu. Sự biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ tác động và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, tùy theo mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của nước đang khủng hoảng, nên dự đoán rằng làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát triển rất nhanh trong tương lai. Điều đó hứa hẹn cho việc phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển này, từ đó về phương diện nghiên cứu cũng sẽ có nhiều vấn đề cần được tìm hiểu để giải quyết cho sự phát triển thị trường này càng tốt hơn trong tương lai ở thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu 663 Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w