Khả năng tính giá trị tăng thêm theo giá cơ bản

Một phần của tài liệu 342 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 59 - 61)

V. Khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm các ngành kinh tế theo giá cơ bản

3. Khả năng tính giá trị tăng thêm theo giá cơ bản

3.1. Ph−ơng pháp sản xuất

Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bằng Giá trị sản xuất theo giá cơ bản trừ đi Chi phí trung gian theo giá sử dụng. Giá trị sản xuất theo giá cơ bản có thể thực hiện đ−ợc trong điều kiện về hạch toán kế toán, ph−ơng tiện tính toán và yêu cầu khách quan của công tác quản lý. Chi phí trung gian đ−ợc tính toán ổn định từ lâu nay, dựa trên báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của doanh nghiệp và điều kiện mẫu về chi phí sản xuất hàng năm. Vì vậy giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế tính theo ph−ơng pháp sản xuất hoàn toàn có khả năng thực hiện đ−ợc.

3.2. Ph−ơng pháp thu nhập

Ph−ơng pháp thu nhập đ−ợc tính trực tiếp từ các yếu tố cấu thành của giá trị tăng thêm theo giá cơ bản, gồm:

- Thu nhập của ng−ời lao động từ sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp; - Thuế sản xuất khác;

- Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất; - Thặng d− sản xuất.

a. Đối với doanh nghiệp: Căn cứ vào số liệu hạch toán về nhân công, khấu hao tài sản cố định, các khoản thuế, phí, lệ phí phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà n−ớc và các khoản lợi nhuận, thặng d− khác để tính từng yếu tố.

- Thu nhập của ng−ời lao động: Nội dung của chỉ tiêu đã đề cập ở mục III phần thứ hai. Số liệu lấy ở phần phát sinh bên có của tài khoản kế toán về “chi phí nhân công” trực tiếp và “chi phí nhân công” của các bộ phận quản lý sản xuất, quản lý doanh nghiệp.

- Thuế sản xuất khác: Nội dung của chỉ tiêu đã đề cập ở mục III của phần thứ hai. Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên có của tài khoản kế toán về “thuế và các khoản phải nộp Nhà n−ớc”.

- Khấu hao tài sản cố định: nội dung của chỉ tiêu đã đề cập ở mục III của phần thứ hai. Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên có của tài khoản kế toán về “khấu hao tài sản cố định”.

- Thặng d− sản xuất: nội dung của chỉ tiêu đã đề cập ở mục III của phần thứ hai.

Cộng 4 yếu tố trên chính là giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản của các loại hình doanh nghiệp.

b. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có đặc điểm phần lớn chủ doanh nghiệp đồng thời cũng là ng−ời lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, nên giữa tiền công và lợi nhuận không phân

chia tách bạch đ−ợc mà gộp chung gọi là thu nhập hỗn hợp, yếu tố giá trị thặng d−

chỉ gồm một số khoản khác còn lại (không có lợi nhuận sản xuất kinh doanh). Số liệu để tính các yếu tố là kết quả điều tra mẫu chi phí sản xuất của các cơ sở công nghiệp cá thể hàng năm.

Một phần của tài liệu 342 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)