Ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu 342 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 35 - 37)

II. Ph−ơng pháp tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản của các ngành sản xuất vật chất

2.3. Ngành thuỷ sản

2.3.1. Những qui định cụ thể

Ngành thuỷ sản có các hoạt động mang tính chất rất khác nhau nh−: hoạt động khai thác trên biển và các sông, hồ tự nhiên; hoạt động nuôi trồng và dịch vụ. Do vậy tính giá trị sản xuất phải đ−ợc tính riêng cho từng hoạt động.

Đơn vị làm căn cứ tính toán là các cơ sở hoạt động thuỷ sản có hạch toán độc lập hoặc hạch toán riêng.

2.3.2. Nội dung giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản bao gồm:

a. Giá trị các sản phẩm thuỷ, hải sản do khai thác từ biển, từ các sông hồ tự nhiên (không có bàn tay nuôi trồng của con ng−ời);

b. Giá trị các sản phẩm thuỷ, hải sản của hoạt động nuôi trồng tạo ra, đ−ợc thể hiện bằng sản l−ợng thuỷ sản thực tế thu hoạch trong kỳ và chênh lệch chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ;

c. Giá trị các hoạt động dịch vụ thuỷ sản nh−: dịch vụ hậu cần cho đánh bắt, dự báo bãi cá, −ơm nuôi trồng, làm vệ sinh ao hồ nuôi trồng, cấp thoát n−ớc nơi −ơm nuôi thuỷ sản, phòng trừ dịch bệnh và các dịch vụ khuyến ng− khác...;

d. Giá trị chế biến thuỷ, hải sản gắn liền với khai thác đánh bắt (nếu chế biến đ−ợc tổ chức ở một cơ sở riêng độc lập với đánh bắt thì đ−ợc tính vào ngành công nghiệp chế biến);

e. Giá trị thu đ−ợc từ các hoạt động khác đ−ợc tính vào giá trị ngành thuỷ sản nh−: doanh thu cho thuê ph−ơng tiện khai thác đánh bắt có kèm theo ng−ời điều khiển, doanh thu các hoạt động khác phụ thuộc trong cơ sở hoạt động thuỷ sản nh−ng không có hạch toán riêng;

f. Thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà n−ớc (nếu có).

Sản phẩm thuỷ, hải sản do khai thác, thu hoạch từ nuôi trồng là các sản phẩm sinh vật sống d−ới n−ớc kể cả ngao, sò, ốc, hến, trai lấy ngọc... (trừ ếch, ba ba đ−ợc tính vào ngành chăn nuôi) và các loại thực vật sống d−ới n−ớc biển (rong biển, rau câu, các loại tảo...).

2.3.3. Ph−ơng pháp tính

Đối với hoạt động khai thác. Hoạt động khai thác bao gồm hoạt động đánh bắt các loại thuỷ, hải sản nh−: cá, tôm, cua, mực (kể cả đánh bắt cá voi, cá mập) và khai thác các nguồn thuỷ, hải sản khác nh−: nghêu, sò, ốc, hến, ngọc trai, các loại rong, tảo rau câu... từ biển hoặc các ao, hồ, sông, suối tự nhiên không có sự chăm sóc của con ng−ời.

Giá trị sản xuất của hoạt động khai thác đ−ợc tính trên cơ sở sản l−ợng thực tế khai thác của từng loại thuỷ, hải sản nhân với giá bán bình quân ch−a có thuế tiêu thụ sản phẩm. Công thức tổng quát:

∑= i i = i i

KT q p

Trong đó:

GOKT: Giá trị sản xuất của hoạt động khai thác thuỷ, hải sản;

qi : Sản l−ợng thực tế khai thác đ−ợc trong kỳ của loại sản phẩm i;

i

p : Giá bán bình quân ch−a có thuế tiêu thụ (giá cơ bản) của loại sản phẩm i;

i : Tên từng loại sản phẩm đ−ợc đánh số thứ tự từ 1 đến n.

Đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ, hải sản bao gồm các hoạt động nuôi, trồng chăm sóc các nguồn lợi thuỷ, hải sản và hoạt động đánh bắt khai thác thu hoạch sản phẩm nuôi trồng.

Giá trị sản xuất của hoạt động nuôi trồng thuỷ, hải sản bằng sản l−ợng thu hoạch trong kỳ nhân với đơn giá bình quân ch−a có thuế tiêu thụ cộng với chênh lệch chi phí nuôi trồng dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Công thức tổng quát:

∑ + −

= q p (F F )GONT i i CK DK

Một phần của tài liệu 342 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)