Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 67 - 70)

Về cơ sở vật chất

Căn cứ vào quy mô và hình thức đào tạo, yêu cầu của việc tổ chức các lớp học phù hợp với học sinh, sinh viên (học tập, lưu trú …), nhu cầu giao dịch, nhu cầu đi lại của cán bộ công nhân viên … dự kiến sắp xếp lại cơ sở vật chất như sau:

Cơ sở 1: Sử dụng cho việc đào tạo hệ chính qui, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ. Từng bước mở rộng diện tích phòng học, giảng đường và ký túc xá.

Cơ sở 2: Sử dụng cho việc đào tạo hệ không chính qui và một số lớp chính qui, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các lớp ngắn hạn, từng bước mở rộng diện tích sử dụng phòng học, giảng đường và các dãy nhà ký túc xá.

Cơ sở 3: Dùng làm văn phòng giao dịch và mở các trung tâm của Trường.

Về trang thiết bị

Thực hiện dự án tin học hóa các đơn vị thuộc ngành tài chính theo chủ trương của Bộ Tài chính.

Mua sắm, số lượng đầu sách và nhan đề cho Thư viện. Phấn đấu đến năm 2010 hình thành Thư viện điện tử cho trường.

Đầu tư mua sắm, trang bị máy vi tính cố định phục vụ cho công việc của các phòng, ban quản lý, tiến đến mỗi cán bộ, nhân viên văn phòng đều có máy vi tính làm việc riêng.

Tiếp tục trang bị Projector, máy tính xách tay phục vụ công tác giảng dạy. Mua sắm trang bị các trang thiết bị cần thiết khác.

Đề nghị Bộ sớm xét duyệt các dự án trường đã có đề nghị về xây dựng thêm giảng đường, ký túc xá tại các cơ sở hiện có của Trường Cao đẳng Tài chính – Kế toán IV và Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan.

Trang bị thêm phương tiện đi lại: xe 29 chỗ để đưa đón cán bộ công nhân viên đi lại giữa các cơ sở.

Đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện phục vụ yêu cầu đào tạo

Điều chỉnh tăng kinh phí chi thường xuyên ổn định trong thời hạn 3 năm.

Cấp kinh phí để thực hiện đề án tổ chức, sắp xếp bộ máy Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan.

Kết luận

Việc tổ chức, sắp xếp lại 3 cơ sở đào tạo của Bộ tài chính tại TP. Hồ Chí Minh thành Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan là một chủ trương đúng đắn nhằm thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới của trường đại học, cao đẳng, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001 – 2010.

Ngoài ra, việc hợp nhất này giúp cho trường tập trung được nguồn lực để hoà nhập với xu hướng phát triển chung của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Việc tổ chức, sắp xếp lại, bước đầu không tránh khỏi những xáo trộn, khó khăn. Luận văn này được thực hiện trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng của trường để làm nền tảng cho việc xây dựng kế hoạch, lộ trình tiến hành tổ chức sắp xếp lại và hoạch định hướng phát triển trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fred DRich, Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp – Th.S Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, 2002.

3. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường chiến lược và cơ cấu, NXB Thống kê. 4. Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ TP.HCM.

5. Paul A. Samuel Son, Kinh Tế Học-Tập 2 –Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc gia, Hà Nội- 1997.

6. PGS.TS Hồ Đức Hùng, Phương pháp quản lý doanh nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 2000.

7. TS. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, 2006. 8. Bản chất quản trị nguồn nhân lực – Business Edge – NXB Trẻ 2006. 9. Tuyển dụng đúng người – Business Edge – NXB Trẻ 2006.

10.Đào tạo nguồn nhân lực – Business Edge – NXB Trẻ 2006. 11.Đánh giá hiệu qủa làm việc – Business Edge – NXB Trẻ 2006. 12.Phân tích công việc – Business Edge – NXB Trẻ 2006.

13.Quản lý các mối quan hệ – Business Edge – NXB Trẻ 2006. 14.Quản trị nhân sự– TS. Nguyễn Hữ Thân - NXB Thống Kê 2006.

15.Hoàng Ngọc Tuyến & Lê Ngọc Phương Anh, Đánh giá năng lực làm việc nhân viên, NXB Tổng hợp TP.HCM 2004.

16.Lê Ngọc Phương Anh, Quản lý toàn cầu, NXB Tổng hợp TP.HCM 2005.

17.Trần Thị Bích Nga & Phạm Ngọc Sáu, Quản lý sự thay đổi, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006.

18.Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt nam, NXB Giáo Dục 1998. 19.Nguyễn Hữu Lam, Hành vi tổ chức, NXB Giáo Dục 1998.

20.Thời báo kinh tế việt nam Của Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam

21.Horold Koontz, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1993.

22.William Ouchi, Mô hình quản lý xí nghiệp Nhật Bản – Sự thách thức đối với Mỹ và Châu Âu-Thuyết Z, Trường quản lý kinh tế TW, 1988.

23.Peter F, Drucker, Management –Task, Responsibilities, Practices, Butterworth Heinemann, London, 1995

24.Philip Kotler, Marketing Management – Analysis, Planning, Implementaion and control, Prentice – Hall International Inc.,8thEd, London, 1994

25.Stephen P.Robbins, and Barnwell Neil, Organization Theory in Australia, Prentice – Hall, New York, 1994.

26.Paul A.Samuelson and william D.Nordhaus, Economics, Mc. Graww – Hill, 13thEd., Singapore, 1989

27.James A.F.Stoner, and R.Edward Freemen, Management, International Ed., Prentice-Hall, NewYork, 1990.

28.Anne Drumaux, Management, Ecole de commerce Solvay – Universite Libre de Bruxelles, 1996.

29.Larry C.Pappers, Dale G.Bails, Managerial Economics, Theory an App;ocation for Decision Making, Prentice-Hall, New Jersey, 1987

30.Tom Peters and Robert H.Waterman JR.,In Search of Excellence, Harper Collins, London, 1995.

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)