Kết qủa hoạt động của trường những năm qua (2001 – 2006)

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 30 - 33)

2.4.1. Quy mô đào tạo

2.4.1.1. Số lượng học sinh, sinh viên

Số liệu tính toán về quy mô đào tạo trong ba năm gần đây được trình bày trong bảng 2 như sau:

Bảng : Quy mô đào tạo của nhà trường những năm 2003 - 2005

Đến tháng 6/2006, tổng số học sinh, sinh viên trường đạt 8.538 người, trong đó: Hệ Cao đẳng Hệ trung cấp chuyên

nghiệp Năm học Quy mô đào tạo (quy đổi) Quy mô đào tạo (thực tế) Chính qui Không chính qui Chính qui Không chính qui A. Số lượng 2003 -2004 4.045 6.420 968 532 2.286 2.634 2004 -2005 3.972 6.288 1.175 1.036 2.026 2.051 2005 -2006 5.333 8.538 2.082 1.606 2.183 2.667 B. Tỷ trọng 2003 -2004 100,0 15,7 8,2 35,6 41,0 2004 -2005 100,0 18,6 16,4 32,2 32,6 2005 -2006 100,0 24,3 18,8 25,5 31,2

-Hệ Cao đẳng: có tổng cộng 3.688 sinh viên, trong đó có 1.606 sinh viên theo hệ chính qui, chiếm tỷ lệ: 43,54%

-Hệ trung cấp chuyên nghiệp: có tổng cộng 4.850 học sinh, trong đó có 3.072 học sinh theo học hệ chính qui, chiếm tỷ lệ: 63,34%.

-Ngoài ra, nhà trường còn tiếp nhận và quản lý một số lớp đào tạo theo hình thức liên kết với các trường Đại học khác ( từ các đơn vị cũ trước đây) với số sinh viên tổng cộng khoảng 500 người và 51 học viên cao học.

Quy mô đào tạo tính trên số sinh viên qui đổi ( theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì 4 sinh viên không chính qui bằng một sinh viên chính qui) hiện nay là 5.333 học sinh, sinh viên.

Qui mô đào tạo của nhà trường trong các năm qua có sự gia tăng, nhưng sự gia tăng này là không ổn định, vì các lý do sau đây:

- Trường cao đẳng Tài chính – Kế toán IV mới bắt đầu tuyển sinh hệ Cao đẳng từ năm 2001. Trong hai năm đầu, chỉ tiêu được giao chưa nhiều do đang trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện chương trình đào tạo.

-Trường Cao đẳng Hải quan các năm từ 2004 không tuyển sinh mới hàng năm, chỉ đào tạo cho phần còn lại của các khoá từ mùa tuyển sinh từ 2003.

2.4.1.2. Ngành đào tạo

Trường hiện đang tổ chức đào tạo với ngành và chuyên ngành như sau:

-Ngành tài chính – ngân hàng với hai chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp và tài chính nhà nước.

-Ngành Kế toán có ba chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, kế toán tài chính nhà nước.

-Ngành hệ thống thông tin kinh tế có một chuyên ngành: Tin học tài chính – kế toán.

-Ngành quản trị kinh doanh có hai chuyên ngành: Quản trị tài chính – Kế toán và quản trị kinh doanh thương mại quốc tế.

-Ngành Hải quan với hai chuyên ngành: Chuyên ngành kiểm tra giám sát – thuế hải quan và chuyên ngành kiểm soát hải quan.

2.4.1.3. Bậc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: có 3 ngành với 6 chuyên ngành

- Ngành Tài chính – tiền tệ có hai chuyên ngành: Nghiệp vụ thuế, quản lý ngân sách nhà nước.

- Ngành Hạch toán kế toán có ba chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và kế toán hành chính sự nghiệp.

- Ngành tin học có một chuyên ngành: Tin học – Kế toán.

Như vậy, trường hiện đang tổ chức đào tạo 4/5 ngành thuộc khối kinh tế ( tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh và hệ thống thông tin kinh tế) và một số ngành không thuộc khối ngành kinh tế.

2.4.2. Chương trình đào tạo

Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho các hệ đào tạo:

-Bậc Cao đẳng, chương trình được kết cấu với 34 -37 môn học ( khoảng trên dưới 140 đơn vị học trình) theo từng chuyên ngành.

-Bậc trung cấp chuyên nghiệp, chương trình được kết cấu với 25 -27 môn học theo từng chuyên ngành khác nhau ( khoảng trên dưới 1600 tiết giảng).

Chương trình đào tạo cho mỗi bậc học đều được kết cấu và phân bổ thời gian hợp lý giữa ba phần kiến thức: Kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành.

Tỷ lệ kết cấu giữa các học phần lý thuyết và thực tế trong chương trình đào tạo của nhà trường, đối với nhóm ngành thuộc khối kinh tế do trường cao đẳng tài chính - Kế toán IV trước đây đào tạo là 70/30 đối với bậc Cao đẳng và 60/40 đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp. Ngành Hải quan là ngành tương đối đặc thù, trước đây, trong kết cấu chương trình đào tạo của trướng Cao đẳng Hải quan, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành vào khoảng 60/40 ( phần thực hành có thể còn cao hơn đối với chuyên ngành kiểm soát hải quan do sinh viên phải qua đào tạo về võ thuật cơ bản). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 30 - 33)