Mục tiêu của giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 46)

- Ổn định công tác tư tưởng, tổ chức, thực hiện đoàn kết nội bộ, đảm bảo công tác đào tạo và các hoạt động khác của trường tiến hành bình thường.

- Phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn đảm bảo là một trường chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Đến thời điểm thích hợp trường tập trung đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Từng bước thực hiện chương trình đào tạo theo hướng hiện đại.

-Hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý và phát triển cơ sở vất chất theo hướng hiện đại và hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ, củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy gắn liền đẩy nhanh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng… tạo nguồn thu nhập ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.

-Xây dựng chính sách thu chi tài chính, thực hiệnï phân phối thu nhập hợp lý trong cán bộ công chức.

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở trường trong thời gian tới

Từ những quan điểm, mục tiêu trên, tôi xin đưa ra 5 giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan như sau:

3.3.1. Giải pháp về chất lượng đào tạo nhằm nâng cao thương hiệu

Năm 2007 chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phác thảo đề án nâng cấp thành trường đại học trình Bộ Tài chính thẩm định.

Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tài chính xác nhận về khả năng và điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ bổ sung đề án để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và trình thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập trường đại học.

Tên trường: Trường Đại học Tài chính – Hải quan

Xã hội đang có sự đòi hỏi ngày càng lớn về trí thức, từng cá nhân cụ thể nhu cầu được thực hành, có chuyên môn, nghề nghiệp để hoà nhập vào xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo sự chuyển động tích cực cho mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, kích thích nhiều loại thị trường. Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan đang bước chân vào cơ chế thị trường này.

Hãy đừng né tránh với hai chữ “thị trường” trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì dù không thừa nhận thì nó cũng đang tồn tại trong xã hội, đó là sự vận hành tất yếu của nền kinh tế thị trường. Không những không né tránh, mà phải tiếp cận và hiểu thật đúng đắn nội hàm của hai từ trên khi đặt trong hoạt động giáo dục đào tạo. Đó là, để tồn tại được trong thị trường, bắt buộc một cơ sở đào tạo phải giải quyết được các vấn đề cốt lõi để tạo ra một thương hiệu, đó là chất lượng và uy tín.

Chất lượng đào tạo có những đòi hỏi đặc thù gắn với đối tượng đào tạo là con người. Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan cần xây dựng hệ thống quy trình đào tạo hiện đại. Trong khuôn khổ của các ngành học, tùy năng lực của từng trường hợp cụ thể có thể xây dựng nên một quy trình đào tạo hiện đại với mục đích là đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. Dự thảo đề án của nhà trường đã xác định rất rõ ngoài hạn chế về cơ sở vật chất, hiện nay chúng ta chưa có đầy đủ bộ giáo trình và bài giảng gốc cho tất cả các môn học. Công tác nghiên cứu khoa học chưa có kết quả cao vì

không có sự đầu tư thoả đáng. Công tác quản lý đào tạo còn ở dạng thủ công, chưa được tin học hoá. Phương pháp đánh giá kết quả học tập còn nặng nề về bài thi hết môn… Những hạn chế được chỉ ra này đều là những khâu cốt lõi trong dây chuyền công nghệ. Một cơ sở đào tạo những ngành kinh tế quan trọng mà tự thân còn các mặt hạn chế đó thì rõ ràng sẽ khó hoàn thành tốt nhiệm vụ, không đủ sức cạnh tranh.

Từ những phân tích trên chúng tôi đưa ra những giải pháp: Phải đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tính tự học của sinh viên; thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ và áp dụng đại trà từ 2010. Những điều kiện cần để thực hiện giải pháp này phải bắt đầu ngay từ bây giờ:

- Giáo trình, giáo án, nghiên cứu khoa học … cuối năm 2007 những môn học chính của bậc cao đẳng đều phải có giáo trình, triển khai biên soạn đề cương chi tiết bậc đại học; tập trung dành thời gian và kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo đà và phấn đấu 2015 đề tài được nghiệm thu bình quân 10 giảng viên/đề tài.

- Xây dựng cơ sở vật chất: Căn cứ quy mô đào tạo và thực trạng cơ sở vật chất hiện nay thì bắt buộc phải xây mới thêm là: 12.500m2 phòng học; 10.000m2 khu sinh hoạt và 10.500m2 diện tích ký túc xá.

- Kinh phí: Ngoài phần vốn Ngân sách Nhà nước trường cần thiết tạo vốn từ nguồn tích lũy và huy động thêm những nguồn khác.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giáo dục và đào tạo của trường muốn phát triển, ngay từ bây giờ phải chuẩn bị các điều kiện cần, từ khâu xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, quy trình đào tạo, phương pháp quản lý, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy …. phải được quy chuẩn để tiến đến 2008 áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO,

thì chất lượng đào tạo của trường mới có thể cạnh tranh được với các trường khác đã có bề dày kinh nghiệm.

Trở lại với yếu tố con người, sẽ dễ dàng nhận thấy có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạo ra chất lượng. Đơn giản vì không ai khác hơn, chính đội ngũ cán bộ của nhà trường sẽ trực tiếp xây dựng và vận hành công nghệ đào tạo của mình. Do đó, hạn chế ở khâu này thì không thể thành công. Không đầu tư thời gian và vật chất để giảng viên nghiên cứu, tiếp cận thông tin khoa học mới để biên soạn giáo trình thì làm sao có được hệ thống kiến thức hoàn chỉnh và chất lượng? Tương tự, không khai thác công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo thì không theo kịp được tốc độ thông tin và sự vận hành chóng mặt của thời đại kỹ thuật số, cán bộ và giảng viên lấy đâu ra công cụ để tiếp cận nguồn trí thức bổ sung cho công tác nghiên cứu và giảng dạy? từ cách đặt vấn đề này, cho thấy một điều rằng trách nhiệm của nhà trường trong việc tạo điều kiện, cơ chế cho cán bộ, giảng viên dạy, nghiên cứu và trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên trong công tác luôn phải bổ sung mật thiết với nhau để tạo ra được quy trình đào tạo hiện đại, xây dựng được thương hiệu đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp trên thị trường giáo dục.

Một khi sản phẩm đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, thì uy tín của cơ sở đào tạo không có, khách hàng sẽ quay lưng, đồng nghĩa với những điều đó là sự thất bại. Ai cũng rõ, đối với bất cứ mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm cạnh tranh, cái khó nhất quyết định sự tồn tại và thành công chính là tạo ra thương hiệu. Cho nên, điều thách thức mà Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan đang và phải đối mặt cũng chính là chỗ đó.

Về giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam chúng ta có thể khái quát bốn thành phần như sau:

(1) Nhận biết thương hiệu

(3) Chất lượng cảm nhận về thương hiệu (4) Lòng trung thành thương hiệu

1. Nhận biết thương hiệu:

Mức độ nhận biết về thương hiệu nói lên khả năng một người tiêu dùng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có trên thị trường. Khi người tiêu dùng quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó, họ cần phải nhận biết thương hiệu đó. Như vậy nhận biết thương hiệu là yếu tố đầu tiên để người tiêu dùng phân loại một thương hiệu trong một tập các thương hiệu cạnh tranh. Đồng thời nhận biết thương hiệu là yếu tố cần có để tạo lòng ham muốn về thương hiệu, nghĩa là người tiêu dùng không thể có thái độ ham muốn một thương hiệu khi họ không nhận biết các thuộc tính của thương hiệu đó và so sánh nó với thương hiệu còn lại. Ví dụ một người muốn nhận được sự giáo dục đào tạo về kinh tế tại Việt nam, họ cần phải nhận biết tại Việt Nam hiện có các trường nào dạy về kinh tế: Đại học Kinh tế, Đại học Dân lập Hùng Vương, Đại học Mở – Bán công TP.HCM, Đại học Marketing, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại … và sau đó anh ta sẽ so sánh thuộc tính của từng trường với nhau để đưa ra quyết định chọn trường cuối cùng.

2. Lòng ham muốn về thương hiệu:

Lòng ham muốn về thương hiệu của người tiêu dùng nói lên mức độ thích thú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xu hướng tiêu dùng của họ đối với thương hiệu đó.

Sự thích thú của người tiêu dùng đối với một thương hiệu thể hiện qua cảm xúc như thích thú, cảm mến…Khi ra quyết định tiêu dùng, khách hàng nhận biết nhiều thương hiệu khác nhau, so sánh các thương hiệu với nhau và thường có xu hướng tiêu dùng những thương hiệu mà mình thích thú. Thương hiệu nào nhận được cảm xúc tích cực của người tiêu dùng sẽ có được lợi thế trong cạnh tranh. Chẳng hạn, với Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan tuy phạm vi chưa rộng, nhưng với

chất lượng vượt trội so với các trường Cao đẳng khác, đã tạo nên cảm xúc tích cực đối với người tiêu dùng, chính điều đó chỉ trong một thời gian ngắn số sinh viên của trường tăng lên khá nhanh.

Xu hướng tiêu dùng được thể hiện qua hành vi của người tiêu dùng (xu hướng tiêu dùng hay không tiêu dùng một thương hiệu nào đó). Xu hướng tiêu dùng thương hiệu quyết định hành vi tiêu dùng thương hiệu. Cũng trở lại ví dụ của trường, rõ ràng đang tạo được xu hướng tiêu dùng rất cao, trong tương lai nếu trường lên Đại học thì số sinh viên sẽ có chiều hướng tăng vọt.

3. Chất lượng cảm nhận:

Yếu tố chính để người tiêu dùng so sánh các thương hiệu với nhau chính là chất lượng của nó. Cần nhận thức rằng chất lượng thật sự của một thương hiệu do nhà sản xuất cung cấp và chất lượng khách hàng cảm nhận được thường không trùng nhau. Tuy nhiên chất lượng mà khách hàng cảm nhận được mới là yếu tố mà khách hàng làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng.

Một thương hiệu được người tiêu dùng cảm nhận có chất lượng cao thì họ sẽ biểu hiện cảm xúc của mình đối với nó, vì họ thấy rằng thương hiệu đó có những thuộc tính làm cho họ thích thú và muốn sỡ hữu nó hơn các thương hiệu khác.

Ở Việt Nam tính khoa bản còn cao nên khi trường là trường Đại học thì người học sẽ cảm nhận là chất lượng tốt hơn trường cao đẳng.

4. Lòng trung thành thương hiệu:

Theo Chaudhuri (1999), lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng một thương hiệu nào đó trong một họ sản phẩm và lặp lại hành vi này. Rõ ràng lòng trung thành của thương hiệu đóng vai trò trong sự thành công của thương hiệu đó, thương hiệu nào tạo được lòng trung thành của người tiêu dùng càng cao thì thương hiệu đó càng có giá trị cao.

3.3.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức, đặc biệt là khâu cơ cấu tổ chức quản lý, trong thời gian tới cần có những thay đổi nhất định.

GIAI ĐOẠN TRONG NĂM 2006 ỔN ĐỊNH VÀ CỦNG CỐ Tổ chức lại bộ máy, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Ổn định và củng cố các hoạt động khác.

NỘI DUNG

Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan trong giai đoạn này sẽ tiếp tục đào tạo theo các ngành và chuyên ngành hiện có của 3 đơn vị, đồng thời xúc tiến nhanh các thủ tục xin phép mở các ngành mới.

Từ thực trạng về số lượng, cơ cấu, trình độ của nguồn nhân lực hiện có, khi hợp nhất 3 đơn vị đào tạo không tránh khỏi tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực ở từng bộ phận (cả ở phòng, ban, khoa, bộ môn), đặc biệt là khối quản lý ( các phòng, ban). Do vậy, việc tổ chức lại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có thể nói là nhiệm vụ trọng tâm, nặng nề của giai đoạn này, bởi lẽ bất cứ một sai lầm trong việc sắp xếp lại nhân sự đều để lại những hậu quả nặng nề và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Trường trong các giai đoạn tiếp theo.

Việc bố trí, sắp xếp nhân sự cần tôn trọng nguyên tắc đúng người, đúng việc. Với qui mô đào tạo hiện có và dự kiến chỉ tiêu tuyển mới trong năm 2007, việc phát triển thêm nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở việc nâng cao trình độ đội ngũ hiện có và tuyển dụng mới giảng viên có học vị thuộc ngành kế toán tài chính.

Cơ cấu tổ chức của trường vẫn theo mô hình Trực tuyến - Chức năng, bao gồm các bộ phận sau:

1. Ban Giám hiệu: Gồm 1 Hiệu trưởng và 5 Hiệu phó - Hiệu trưởng phụ trách chung và công tác tổ chức cán bộ - 1 Hiệu phó phụ trách công tác đào tạo chính quy.

- 1 Hiệu phó phụ trách công tác đào tạo không chính quy và các lớp ngắn hạn. - 1 Hiệu phó phụ trách công tác xây dựng cơ bản và quản trị thiết bị

- 1 Hiệu phó phụ trách nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế - 1 Hiệu phó phụ trách cơ sở 2

2. Các Hội đồng

-Hội đồng khoa học và đào tạo -Hội đồng đời sống

-Các hội đồng tư vấn khác (thành lập khi có nhu cầu phát sinh) 3. Các phòng ban: gồm 1 trưởng phòng và 1 đến 3 phó phòng

- Thành lập thêm phòng quản lý đào tạo hệ không chính quy (tại chức cũ). Nhiệm vụ của phòng là tổ chức quản lý quá trình đào tạo các lớp thuộc hệ không chính quy tại trường và các đơn vị liên kết ở các địa phương.

- Sáp nhập phòng Bồi dưỡng và Hỗ trợ đào tạo vào phòng Quản lý đào tạo Vậy, trường có 7 phòng chức năng: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế ( bao gồm cả trung tâm thông tin thư viện ), Phòng Công tác học sinh, sinh viên (bao gồm ban quản lý ký túc xá), Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị thiết bị, Phòng quản lý đào tạo hệ không chính quy.

* Về nhân sự các phòng:

Cán bộ lãnh đạo của phòng được bố trí một trưởng phòng và có từ 2 đến 3 phó trưởng phòng tuỳ theo nhiệm vụ và biên chế cán bộ của phòng. Số cán bộ lãnh đạo phòng được lựa chọn trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường.

4. Các Khoa, Bộ môn: gồm một trưởng khoa (bộ môn) và 1 đến 3 phó khoa (bộ môn)

Chuyển 2 khoa: khoa Khoa học cơ bản, Khoa lý luận Mác – Lênin thành 2 bộ môn trực thuộc trường là: Bộ môn Lý luận chính trị Mác – Lênin và Bộ môn Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học cơ bản (giáo dục thể chất, quốc phòng …). Thành lập một số bộ môn trực thuộc ban giám hiệu khi Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan xét thấy cần.

- Tách khoa Thuế Hải quan thành 2 khoa: Khoa kiểm tra giám sát hải quan Khoa kiểm soát hải quan

Lý do:

+ Đây là 2 khoa đào tạo 2 chuyên ngành mang tính đặt thù của Hải quan với

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 46)