Nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động của nhà trường hiện nay

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 40 - 45)

nay

Nhìn chung, trong trường năm qua, những đơn vị tiền thân của nhà trường đã có nhiều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện phân tán và manh mún của hệ thống cơ sở đào tạo của ngành tài chính tại TP.HCM.

Tuy nhiên khi trường cao đẳng Tài chính – Hải quan được thành lập với nhiệm vụ nặng nề hơn thì các điều kiện hiện tại đã trở nên không còn phù hợp. Một số điều kiện thực tế đang ít nhiều tạo thành những hạn chế, những vật cản trên con được phát triển của nhà trường. Điểm lại điều kiện thực tiễn và căn cứ vào tiêu chuẩn của trường Đại học, có thể thấy:

2.7.1. Những hạn chế chung

-Quy mô đào tạo của trường được điều chỉnh tăng hàng năm, nhưng lượng tăng là không ổn định.

-Chất lượng đào tạo mặc dù có những cải tiến về nội dung lẫn phương pháp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội. Việc học tập và giảng dạy còn thụ động từ phía giảng viên lẫn học sinh, sinh viên nên chưa rèn luyện được tính sáng tạo cho sinh viên khi ra trường.

-Tính khoa bảng của xã hội Việt Nam còn lớn, nên việc giới hạn nhà trường ở tầm một trường Cao đẳng là chưa phù hợp và cũng là điều khó trong hoạt động đào tạo vì người học đều hướng đến văn bằng Đại học.

-Trong điều kiện cạnh tranh trên thương trường đào tạo trên địa bàn TP.HCM, nhà trường có ít lợi thế về cơ sở vật chất, kinh phí … nên khó khăn trong việc thu hút giảng viên và học sinh, nhất là học sinh, sinh viên hệ không chính qui.

-Công tác nghiên cứu khoa học của trường chưa được chú trọng đúng mức, chỉ dừng lại ở nội dung giáo trình. Thư viện, phòng đọc còn nhiều hạn chế do vậy khó có thể áp dụng phương pháp giảng dạy mới, sinh động hơn và đưa kiến thức truyền đạt cho sinh viên đến sát thực tiễn.

-Nhà trường còn đang thụ động trong việc khai thác các dịch vụ gắn liền với sự nghiệp đào tạo. Do vậy, nguồn lực sẵn có chưa được khai thác triệt để cho công cuộc phát triển.

Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ hai nguyên nhân: nguyên nhân bên trong và những nguyên nhân bên ngoài. Đối với các nguyên nhân bên trong có thể coi hạn chế về con người, về cơ sở vật chất và về cơ chế là những nguyên nhân quan trọng nhất.

2.7.2. Những hạn chế cụ thể

2.7.2.1. Về nguồn nhân lực

Số lượng giảng viên ( kể cả giảng viên kiêm chức) hiện nay là 105 người, trong đó có 57 người có học vị sau Đại học, đạt tỷ lệ 54,3%, so với tiêu chuẩn của trường Đại học là phải có ít nhất 50% số lượng giảng viên có trình độ sau Đại học thì trường đã đạt được. Tuy nhiên nếu lấy số này chia cho số sinh viên qui chuẩn ở thời điểm hiện nay trường đạt khoảng 51 sinh viên/giảng viên. So sánh với tỷ lệ 25 sinh viên/giảng viên theo tiêu chuẩn của trường Đại học thì trường mới đạt được 49% yêu cầu.

Lượng cán bộ quản lý và phục vụ quá lớn, chiếm 94 người tương đương với 47% tổng số cán bộ, nhân viên nhà trường, ngay cả khi số lượng cán bộ quản lý và phục vụ nhiều như vậy nhưng một số công việc, nhất là những công việc sữa chữa nhỏ như điên, nước … phải thuê ngoài. Do vậy, công tác quản lý và phục vụ vẫn còn tình trạng thừa – thiếu đan xen.

Tuổi đời bình quân của một cán bộ lãnh đạo, quản lý là 48, đây là một sự hụt hẫng lớn trong việc đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo tương lai.

Đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu, chất lượng cũng như đồng đều về cả chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm, khoảng 50% giảng viên yếu về ngoại ngữ và tin

học nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Một hạn chế khác rất ảnh hưởng đến công tác đào tạo của trường là vấn đề tâm lý của người dạy học. Tuổi đời giảng viên bình quân cao (42 tuổi) và bị tác động bởi nhiều lý do từ cuộc sống nên một số giảng viên ngại đầu tư vào đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy – công việc vốn tốn rất nhiều thời gian và công sức trong khi trường chưa có điều kiện khuyến khích lợi ích vật chất thoả đáng.

2.7.2.2. Về cơ sở vật chất

Căn cứ vào số liệu thống kê thực tế về cơ sở vật chất như trên thì:

-Diện tích phòng học (tổng diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thư viện, hội trường … ) trên mỗi sinh viên qui đổi = 8289 m2/5.333 =1,55, diện tích sinh hoạt (tính tổng diện tích tất cả các công trình, trừ khu nội trú và diện tích các công trình đã tính vào phòng học) trên mỗi đầu sinh viên qui đổi = 23.432m2/5.333 =4,39m2. Tổng diện tích phòng học và sinh hoạt trên mỗi sinh viên qui đổi = 1,55+4,39 = 5,94 m2 so với tiêu chuẩn của trường Đại học là 6 m2 thì trường gần đạt yêu cầu.

-Diện tích ở ( tổng diện tích khu nội trú ở cả hai cơ sở ) trên mỗi đầu sinh viên qui đổi = 12.248 m2/5.333 = 2,29m2 , so với tiêu chuẩn của trường Đại học thì trường đạt 76,5% yêu cầu.

Tuy nhiên, sự phân bổ sinh viên tại hai cơ sở là không đồng đều và sinh viên trường trên thực tế đông hơn so với sinh viên qui đổi nên đã xảy ra tình trạng quá tải, đặc biệt là tại cơ sở 1.

-Tại cơ sở 1: trước đây cơ sở này được xây dựng theo dự án của một trường trung cấp qui mô nhỏ, hiện nay đã quá tải với bình quân 0,55m2 phòng học trên mỗi sinh viên, nếu qui theo chuẩn ở mức 40% theo tiêu chuẩn của trường Đại học, tức là ở mức 1 – 1.2 m2/ sinh viên thì hiện còn thiếu khoảng 40 phòng học mới đáp ứng

được nhu cầu hiện tại. Ký túc xá, theo công suất thiết kế là 1.400 người nhưng hiện nay đang phải bố trí 2.064 chỗ ở, tức là hiện đang bị quá tải ở mức gần 30%.

Ngoài ra, cơ sở này nằm khá xa trung tâm thành phố (cách 17 km), không thuận tiện, mất thời gian và chi phí đi lại cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên nhà trường.

-Tại cơ sở 2: Diện tích khuôn viên 1.2ha, có vị trí trong nội thành, thuận lợi cho việc đào tạo hệ thống chính qui, quan hệ hợp tác quốc tế và trụ sở điều hành của nhà trường. Tuy nhiên cơ sở vật chất hiện tại đã xuống cấp trầm trọng, và trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá thuộc tổng cục hải quan nằm trong khuôn viên nhà trường gây ô nhiễm nên không đảm bảo an toàn cho người học.

Với khuôn viên 1.2 ha, khả năng phát triển theo chiều rộng là không thể, nhưng cần phải phát triển theo chiều cao để phát triển lợi thế về vị trí.

Hiện nay, trường đặt trụ sở chính trên địa bàn Quận 9. Do những bất cập như đã phân tích khiến cho nhà trường khó có thể tạo lập được thương hiệu mạnh cũng như để có thể phát triển được đội ngũ nhân tài đóng góp cho sự nghiệp đào tạo. 2.7.2.3. Về thư viện

Thư viện dù hàng năm có đầu tư tăng số lượng đầu sách nhưng vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu. Hiện nay, qui mô của thư viện trường còn khiêm tốn (khoảng 17.000 cuốn sách), chỉ phục vụ được 3,2 cuốn sách/ sinh viên qui đổi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề án phát triển thư viện trường đã lập, nhưng những khó khăn về kinh phí nên chưa thể triển khai.

2.7.2.4. Trang thiết bị

Hiện mức trang thiết bị cho nhà trường là rất thấp, cụ thể:

-Máy tính sách tay trang thiết bị cho đội ngũ giảng viên chỉ đạt 0.22 máy /người, đây là một trong những nguyên nhân của việc chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.

-Phòng máy thực hành cho sinh viên chỉ đạt 67.5 giờ máy/ sinh viên /năm (nếu chỉ tính sinh viên hệ Cao đẳng mà trường CĐ TC-KT IV bàn gia cho trường, tức là vào khoảng 1,5 giờ máy/sinh viên /tuần. Con số này còn quá thấp so với mức 5 giờ như thông lệ đặt ra.

-Các phòng thực nghiệm còn nhiều hạn chế, chưa gắn kết được việc học lý thuyết và thực hành các tình huống thực tế giả định.

-Một số trang thiết bị giảng dạy khác còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy hiện tại chủ yếu là các phương tiện truyền thông nên khó có thể ứng dụng công nghệ giảng dạy hiện đại ở trên lớp.

2.7.2.5. Nguồn lực tài chính

Trước những hạn chế đã chỉ ra như trên, với nguồn ngân sách được cấp hàng năm tương đối hạn hẹp, cộng với cơ chế quản lý chi tiêu theo tinh thần nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 8/9/2006 của Bộ Tài chính về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, làm cho việc khắc phục các khó khăn như đã nêu là ít khả thi.

Với thực trạng như đã nêu, và với nhận thức về trọng trách nặng nề được Bộ Tài chính giao khi thành lập trường, trường cao đẳng Tài chính – Hải quan phải vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển với chiến lược dài hạn hướng đến mục tiêu năm 2020, trở thành trường đại học tiên tiến, nhà trường mạnh dạn xây dựng định hướng phát triển đúng đắn theo từng giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra những năm tiếp sau. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác tổ chức, hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý, những ý tưởng hoàn thiện cơ cấu tổ chức sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan được thành lập trên cơ sở tổ chức lại từ 3 đơn vị đào tạo của Bộ Tài chính sẽ là một trường có thế mạnh về nhiều mặt và quy tụ được các điều kiện để nâng cấp thành một Trường đại học. Để có hướng phát triển trường 2006 – 2010 nên cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý.

Hoạt động của các tổ chức đào tạo nói chung, trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan nói riêng, yếu tố phát triển phải được đặt trong một bối cảnh: thực tế xã hội đang hình thành thị trường đào tạo và thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO, sự hoạt động của nhà trường phải đặt trong một môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt.

Một phần của tài liệu 264 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2006 – 2015) (Trang 40 - 45)