- Thời hạn tín dụng 6 tháng trở lên: Kiểm tra ít nhất 6 tháng/ 1 lần
9. Chuyển hồ sơ sang phòng thu hồi nợ.
2.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại VPBank – PGD Bùi Hữu Nghĩa
2.4.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay
Bảng 2.3 Cơ cấu nợ vay theo mục đích vay qua các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tổng dư nợ 20,193.00 23,170.00 42,944.60
Cho vay mua nhà, sữa nhà 6,267.91 7,062.22 3,598.76
Cho vay khác 6,237.62 5,706.77 25,174.12
Biểu đồ 4: So sánh cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, sữa nhà và cho vay khác:
Nhận xét:
Năm 2008 doanh số cho vay là 7,687.48 triệu đồng trong đó cho vay sữa chữa nhà là cao nhất tức là 38%, sang năm 2009 doanh số cho vay có bước tăng trưởng vượt bật đáng chú ý 23,170.00 triệu đồng cho vay mua nhà, sữa chữa nhà cũng đạt doanh số cao nhất là 45%, bước sang năm 2010 các chỉ tiêu khác cũng tăng bình thường, nhưng cho vay tiêu dùng lại tăng vượt trội đạt 59% làm cho tổng doanh số cho vay tăng rất cao 42,944.60 triệu đồng.
Qua số liệu trên, cho thấy rằng cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm nhưng tăng không đáng kể vì trong bối cảnh hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng đang cạnh tranh gay gắt, giá cả leo thang buộc mọi người phải giảm nhu cầu tiêu dùng, đồng thời với áp lực lãi suất cho vay thoả thuận vẫn trên ngưỡng 20% / năm nên KH cá nhân ngại sử dụng vốn vay NH cho mục đích tiêu dùng.
Hiện lãi suất cho vay thoả thuận VPBank áp dụng đối với KH cá nhân dao động 18% -19% /năm, đây được xem là mức lãi suất cho vay đối với cá nhân tương đối cạnh tranh trên thị trường hiện nay, dù vẫn biết áp dụng lãi suất cho vay cao khó có thể kích thích
tăng trửing dư nợ tín dụng, song NH không thể cắt giảm lãi suất, do chi phí huy động vốn đầu vào bị đội lên cao, vì vậy tăng trưởng dư nợ cá nhân tại VPBank nhìn chung vẫn tăng chậm.
Qua các biểu đồ cho thấy chỉ số cho vay mua nhà, sữa chưa nhà và cho vay tiêu dùng tăng cao thể hiện qua 3 năm gần đây. Điều đó cho thấy VPBank rất chú trọng đến các hoạt động để tăng mức dư nợ CVTD góp phần để trở thành NH bán lẻ hàng đầu.
2.4.2.2 Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng/ Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tiêu dùng so với tổng vốn huy động:
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tổng vốn huy động 25,318 35,060.18 42,120.987 9742.18 7060.807 Cho vay tiêu dùng 7,687.48 10,401.01 14,171.72 2713.53 3770.71
Nguồn: PGD Bùi Hữu Nghĩa
Biểu đồ 5: So sánh cho vay tiêu dùng so với tổng huy động vốn
Chỉ tiêu cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2008 là 7,687.48 triệu đồng, năm 2009 là 10,401.01 triệu đồng, tăng 2713.53 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 14,171.72 triệu đồng, tăng 3770.71 triệu đồng so với năm 2009
Với tổng nguồn vốn huy động đạt được tăng nhanh từ năm 2008 đến 2009. Tổng nguồn vốn đạt được ở đầu năm 2009 là 25,318 triệu đồng đến cuối năm 2009 là 35,060.18 triệu đồng, tức tăng 9742.18 triệu đồng. Cuối năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 42,120.987 triệu đồng, cao hơn năm 2009, 7060.807 triệu đồng.
Qua bảng phân tích trên thấy được tổng nguồn vốn huy động và cho vay tiêu dùng tăng tỷ lệ thuận, chứng tỏ khả năng huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tín dụng cũng như chăm sóc khách hàng của Ngân hàng khá tốt. Đây là thế mạnh mà Ngân hàng cần duy trì.
Hoạt động huy động vốn luôn được NH coi trọng, là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của NH.
Chỉ tiêu dư nợ CVTD trên tổng nguồn vốn huy động quá cao hay quá thấp cũng không tốt bởi vì nó đánh giá khả năng cho vay của NH.
• Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là NH đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay, do đó khả năng không có khả năng thanh toán cho KH thì rất cao.
• Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì NH không còn là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động càng cao thể hiện năng lực của NH, giá trị ngày càng gần 1 càng tốt vì nó cho thấy vốn huy động được sử dụng cho việc cho vay càng có hiệu quả.
Với việc mở rộng các hình thức huy động ngày càng phong phú với nhiều loại tiền gửi (nội và ngoại tệ), cho từng thời hạn và hình thức lãi suất tương ứng, PGD đã khai thác được nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền thanh toán của những doanh nghiệp lớn kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp, tạo điều kiện tăng nguồn vốn huy động. Cụ thể:
• Năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 42,120.987 triệu đồng tăng 7,060.807 triệu đồng so với năm 2009, năm 2009 nguồn vốn huy động được 35,060.18 triệu đồng. Kết quả trên đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực của PGD mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động khoảng hơn 1 năm trở lại. PGD cũng không ngừng củng cố và xây dựng lòng tin của KH để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của KH. Tuy nhiên việc huy động vốn của PGD vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng chạy đua khốc liệt lãi suất huy động giữa các NH (việc nâng lãi suất huy động lên đến gần 18%/năm vượt quá lãi suất huy động trần 14%/năm theo quy định của NHNN), với sự thoả thuận ngầm giữa NH và người gửi tiền… khiến lãi suất thị trường méo mó, không minh bạch, gây mất ổn định thị trường tiền tệ.
• Nhìn chung tỉ lệ CVTD trên tổng vốn huy động của PGD trong năm vừa qua còn khá thấp. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tiếp thị KH, thực hiện linh hoạt và hiệu quả những chính sách marketing của Hội Sở để thu hút KH, đội ngũ nhân viên NH cần tận tâm, nhiệt tình trong công tác tiếp thị NH hơn nữa.