Phân tích về doanh số cho vay

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) (Trang 34 - 39)

- Thời hạn tín dụng 6 tháng trở lên: Kiểm tra ít nhất 6 tháng/ 1 lần

2.4.1Phân tích về doanh số cho vay

9. Chuyển hồ sơ sang phòng thu hồi nợ.

2.4.1Phân tích về doanh số cho vay

Trong xu thế chung, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập cao và chủ yếu trong tổng cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, hoạt động này luôn được quan tâm, đầu tư và chú trọng phát triển. Điều này rất phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một được cải thiện và nâng cao.

Nắm được xu thế phát triển, VPBank đã đầu tư tín dụng theo định hướng phù hợp với chủ trương chung. Tiếp nhận sự giao phó nhiệm vụ từ VPBank, VPBank – Sài Gòn không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với xu hướng phát triển của địa bàn và định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng.

2.4.1.2.1 Theo thời hạn vay vốn:

Bảng 2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn vay vốn:

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM

2008 2009 2010

Cho vay ngắn hạn 17,892 20,282 44,935.5

Cho vay trung hạn 8,029 13,370 20,146.1

Tổng doanh số cho vay 25,921 33,652 65,081.6

CHỈ TIÊU

SO SÁNH

2009/2008 2010/2009

Chênh lệch % Chênh lệch %

Cho vay ngắn hạn 2,390 13.36 24,653.5 121.55

Cho vay trung hạn 5,341 66.52 6,776.1 50.68

Tổng doanh số cho vay 7,731 29.83 31,429.6 93.40

Biểu đồ 1: doanh số vay của VPBank - PGD Bùi Hữu Nghĩa

Biểu đồ 2: Tổng doanh số cho vay

Qua 3 năm hoạt động (2008-2010), doanh số cho vay của Chi nhánh Sài Gòn – PGD Bùi Hữu Nghĩa tăng trưởng khá mạnh. Rõ nét nhất là năm 2009, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 33,652 triệu đồng (tăng 29.83% so với 2008). Đến năm 2010, doanh số cho vay đạt 65,081.6 triệu đồng ( tăng gần 93.40% so với 2009), chứng tỏ nhu cầu vốn trong địa bàn gần chi nhánh là rất lớn và lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày một nhiều hơn. Điều này đã khẳng định vị thế của chi nhánh trong khu vực này.

Nhìn vào bảng thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung, ta dễ dàng nhận thấy trong năm 2008, 2010 thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn, nhưng sang năm 2010, thì doanh số cho vay chủ yếu là cho vay trung cũng tăng nhưng không cao. Điều này cho thấy, trong năm 2010, chi nhánh thực hiện chủ trương phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay trung và cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay mua ôtô, đặc biệt là cho vay với thời hạn tối đa đến 10 năm để bổ sung vốn mua nhà ở, xây dựng – sửa chữa nhà ở nhưng vì điều kiện kinh tế nơi đây còn thấp, đa số là dân lao động, và làm nông chủ yêu ,tuy có khu công nghiệp nhưng vẫn không nhiều nên nhu cầu vốn trung hạn tuy có tăng nhưng không cao.

2.4.1.2.2 Theo đối tượng khách hàng:

Bảng 2.2 Phân tích theo đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM

2008 2009 2010

Khách hàng cá nhân 20193 23170 42944.6

Khách hàng doanh nghiệp 5728 10482 22137 Tổng doanh số cho vay 25,921 33,652 65,081.6

Chỉ tiêu SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Khách hàng cá nhân 10481 83.00 11655 111.19 Khách hàng doanh nghiệp 23169 14.74 19774.6 85.35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng doanh số cho vay 33651 29.83 31429.6 93.40

Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Trong năm 2009, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân là 23170 triệu đồng (tăng gần 83.00% so với 2008), doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 10482 triệu đồng (tăng 14.74% so với 2008). Sang 2010, tiếp tục đà phát triển, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục tăng trưởng, đạt 42944.6 triệu đồng (tăng 111.19 %) nhưng doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có chiều hướng không tăng trưởng mấy, đạt 22137 triệu đồng ( gần 85.35%). Như vậy, doanh số cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp chiếm số lượng ít, có lẻ phần lớn do điều kiện kinh tế nơi đây chưa tập trung nghiêu doanh nghiệp và bị ảnh hưởng bợi sự lạm phát, giá dầu tăng, không được sự quan tâm của chính quyền nơi đây trong việc đưa ra các chính sách thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. Tuy nhiên vì địa điểm chi nhánh gần với trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, đường giao thông tiên lợi cho viêc di chuyển hàng hóa nên trong tương lai sẽ có nhiều dự án đầu tư ở vào khu vực này. Vì vậy, việc các doanh nghiệp cần vốn là sẽ rất lớn nên Chi nhánh Ngân hàng cần phải duy trì việc giữ chân khách hàng quen thuộc và đưa ra chính sách lâu dài thu hút khách hàng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) (Trang 34 - 39)