Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía nhà nước và ngân hàng cho các làng nghề một cách tích cực thì điều quan trọng chủ yếu là những nỗ lực từ bản than các làng nghề. Bởi vì hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người vay. Một thực tế hết sức bất cập đó là làng nghề thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng thì đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các hộ trong làng nghề vay mà ngân hàng e ngại các hộ đó không có khả năng trả nợ. Vì vậy để hoạt động cho vay có hiệu quả thì bản thân các hộ trong làng nghề phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.
Các làng nghề cần chú trọng tới việc đổi mới dây truyền công nghệ, để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc cải tiến kĩ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc.
Phải phổ biến kiến thức về pháp luật cho các hộ trong làng nghề, bởi vì hiện nay sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của làng nghề. Vì thế việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có ý nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của làng nghề. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa ngân hàng với làng nghề.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ định hướng phát triển làng nghề, xác lập các quan điểm mở rộng tín dụng. Chương 3 đã xây dưng hệ thống giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả mở rộng cho vay phát triển làng nghề của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Từ những cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề, những tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại phân tích đánh giá ở chương 2; khóa luận khẳng định sự cần thiết phải mở rộng cho vay phát triển làng nghề của NHNo& PTNH huyện Gia Bình. Thực hiện yêu cầu khách quan này, trước hết đòi hỏi phải có định hướng về mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại huyện Gia Bình.
Sau khi đã xác định những định hướng về mở rộng cho vay phát triển làng nghề, khóa luận đã đưa ra các giải pháp toàn diện, từ các giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa hình thức cho vay,… đến các kiến nghị nhằm mở rộng cho vay phát triển làng nghề đối với chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình. Đồng thời khóa luận cũng khẳng định thực hiện được mục tiêu này thì bản thân chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình phải nỗ lực. Ngoài ra còn phải có sự hỗ trợ, phối kết hợp của ngân hàng cấp trên, của các cấp chính quyền địa phương và các Bộ, Nghành chức năng.
KẾT LUẬN
Khôi phục và phát triển làng nghề là một tất yếu trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước ở Việt Nam. Trong những năm thực hiện đường lối của Đảng và huyện uỷ Gia Bình, các làng nghề truyền thống được khôi phục, bên cạnh đó xuất hiện những sản phẩm mới tạo ra sự phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Sự phát triiển của làng nghề đã cho phép khai thác những tiềm năng về lao động, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của người lao động. Song khó khăn lớn nhất của làng nghề hiện nay là vốn đầu tư, điều này đang cản trở sự phát triển kinh doanh của làng nghề. Việc mở rộng cho vay phát triển làng nghề là vấn đề hết sức cần thiết, do vậy vấn đề đưa ra các giải pháp nghiên cứu nhằm mở rộng cho vay đối với làng nghề sẽ giúp làng nghề mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời giúp NH mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã tập trung hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:
Hệ thống hóa theo một logic những lý luận cơ bản về làng nghề: Khái niệm, đặc điểm, vai trò,…của Việt Nam cũng như vấn đề cơ bản về mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường. Từ đó, đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng trong thực tiễn quản lý, chỉ đạo thực hiện mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với làng nghề.
Khóa luận đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với làng nghề ở chi nhánh NHNN&PTNT huyện Gia Bình từ đó rút ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục.
Khóa luận đề cập đến định hướng kinh doanh của chi nhánh trong những năm tới và định hướng mở rộng cho vay đối với làng nghề.
tâm của nhiều ngành, nhiều cấp trong xã hội nên khóa luận đã đưa ra những ý kiến đề xuất chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề, do vậy khó tránh khỏi những khiếm khuyết, vướng mắc và còn nhiều vấn đề sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Hồng Hải cùng các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng và các cô chú trong phòng tín dụng NHNN&PTNT huyện Gia Bình đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ngân hàng thương mại. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến. NXB Thống Kê
2. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. TS. Tô Ngọc Hưng, TS Nguyễn Kim Anh, Phan Thị Hoàng Yến
3. Giáo trình tín dụng Ngân hàng TS Hồ Diệu. 4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng. 5. Luật các tổ chức tín dụng
6. Luật ngân hàng nhà nước.
7. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Hà Nội năm 1998. 8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của chi
nhánh NHNN&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 9. Một số báo và tạp trí
Tạp trí ngân hàng Thời báo kinh tế 10.Một số website:
http://www.Agribank.com.vn http://www.google.com.vn http://www.vnepress.com.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….
DANG MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Gia Bình………...38 Bảng 2.2: Tình hình cho vay qua các năm 2007 – 2009 tại NHNN & PTNT huyện Gia Bình………40 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ qua các năm 2007-2009 tại NHNo& PTNT huyện Gia Bình……….……….41 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Gia Bình………..43 Bảng 2.5: Tình hình cho vay đối với làng nghề từ năm 2007-2009 tại NHNo & PTNT huyện Gia Bình………48 Bảng 2.6: Tình hình dư nợ làng nghề quá hạn giai đoạn 2007- 2009 tại NHNo & PTNT huyện Gia Bình………52 SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên văn
CBTD Cán bộ tín dụng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
KH Khách hàng
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo& PTNT Ngân hàng Nhà nước và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
TD Tín dụng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ………...3 1.1: Tổng quan về cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng thương mại……….3
1.1.1: Những vấn đề về làng nghề………...…3 1.1.2: Hoạt động cho vay đối với làng nghề………...10
1.2: Mở rộng cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng
thương mại……….18
1.2.1: Khái niệm mở rộng cho vay phát triển làng nghề…………..18 1.2.2: Sự cần thiết mở rộng cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng thương mại………..19 1.2.3: Các chỉ tiêu mở rộng cho vay phát triển làng nghề………...21
1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay phát triển làng nghề……….23
1.3.1: Các nhân tố chủ quan………23 1.3.2: Các nhân tố khách quan……….27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN NHNO&
2.1: Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình……… ..…31
2.1.1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình………...…31 2.1.2: Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHNo& PTNT huyện Gia Bình………34 2.1.3: Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình……….37
2.2: Thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình………44
2.2.1: Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình……….44 2.2.2: Thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi
nhánh………47
2.3: Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh……….53
2.3.1: Kết quả đạt được………....53 2.3.2: Hạn chế và nguyên nhân………54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NHNO& PTNT HUYỆN GIA BÌNH………...59 3.1: Định hướng phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian tới………..59
3.1.1: Định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo& PTNT huyện
Gia Bình trong thời gian tới……….59
3.1.2: Định hướng cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian tới………60
3.2: Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh...61
3.2.1: Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề………...61
3.2.2: Đa dạng hóa các hình thức cho vay………..64
3.2.3: Mở rộng cho vay trung và dài hạn………66
3.2.4: Hoàn thiện quy trình tín dụng………66
3.2.5: Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng……….67
3.2.6: Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ………69
3.2.7: Giải pháp về mặt bằng và cơ sở hạ tầng………70
3.3: Kiến nghị………...70
3.3.1:Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan chức năng…………70
3.3.2: Kiến nghị với ngân hàng nhà nước………71
3.3.3: Kiến nghị với NHNo& PTNT Việt Nam………...72
3.3.4: Kiến nghị với các làng nghề………..73
KẾT LUẬN………77
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu nêu trong khóa luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các anh, chị, cô chú trong phòng tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Gia Bình.
Hà nội, ngày 12 tháng 7 năm 2010 Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Với thời gian, trình độ và điều kiện nghiên cứu còn có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được góp ý của các thầy cô và các cô chú trong phòng tín dụng của chi nhánh để khóa luận của em được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các cô chú phòng tín dụng chi nhánh NHNN&PTNT huyện Gia Bình đã giúp em hoàn thành khóa luận này.