lĩnh vực cho vay làng nghề
Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng là vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng. Để mở rộng cho vay đối với làng nghề có hiệu quả thì ngân hàng cần đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên sâu về làng nghề.
Trước hết một cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng, hiểu rõ bản chất của các hình thức cho vay, phương thức vay… do đó sẽ lựa chọn hình thức, lãi suât phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Trong hoạt động cho vay đối với làng nghề có nhiều phức tạp đặc biệt là vấn đề tài sản đảm bảo, do đó đòi hỏi CBTD phải hiểu rõ địa bàn mình phụ trách, hiểu rõ về đặc điểm thị trường ngành nghề, từ đó thấy được lĩnh vực, ngành nghềnào đang có xu hướng phát triển. Đồng thời cán bộ tín dụng phải luôn cập nhất những thông tin về nhà đất, công nghệ, lao động… bởi nó sẽ giúp cán bộ tín dụng khi thẩm định ra quyết định cho vay.
Ngân hàng khuyến khích cán bộ tín dụng say mê, nhiệt tình trong công tác thì ngân hàng cấn có chế độ thưởng phạt công minh. Cán bộ tín dụng là người
trực tiếp giám sát món vay nên nếu khoản vay an toàn thì không sao, nhưng nếu khoản vay có vấn đề thì họ lại là người chịu trách nhiệm. Do vậy để khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực trong công tác cho vay, thu nợ ngân hàng nên có thêm chế độ khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, thực hiện món vay an toàn, hiệu quả. Tránh tình trạng là cán bộ tín dụng có tâm lý e ngại khi cho vay đối với khách hàng ở làng nghề vì vay nhiều thì họ không được gì. Những hình thức khen thưởng nên được cụ thể hóa bằng vật chất. Ngược lại, đối với những cán bộ vi phạm qui trình nghiệp vụ tín dụng là trái với chính sách tín dụng ngân hàng thì nên có biện pháp xử lý kịp thời, có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay.