Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng 1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 84 - 88)

- Đẩy nhanh tiến độ và hoạt động marketing địa phương.

b) Nhóm giải pháp về hoàn thiện thủ tục hành chính

3.5.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng 1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

3.5.2.1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Đà Nẵng trong khả năng có thể cần nhanh chóng nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vốn có: cả cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp lẫn cơ sở hạ tầng đô thị để làm lành mạnh hóa và cạnh tranh hóa môi trường đầu tư của mình.

văn hóa – xã hội của địa phương. Hạn chế tình trạng "đổi đất lấy hạ tầng", hạn chế việc sử dụng nguồn thu từ quỹ đất đem đi đầu tư lại xây dựng cơ sở hạ tầng bởi khi quỹ đất hết thì nguồn thu sẽ không còn nữa và việc đầu tư xây dựng sẽ rơi vào tình trạng “đuối sức”như hiện nay.

- Hạn chế việc áp dụng cơ chế mệnh lệnh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đã diễn ra trong suốt 10 năm qua. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phải đi liền với đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế, hài hòa môi trường sống, đảm bảo được tính phát triển bềnvữngvà phục vụ sự phát triển tương lai của thành phố.

- Cần xem xét và lựa chọn kỹ năng lực chuyên môn của các nhà thầu, các nhà tư vấn trong quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch. Hạn chế tối đa tình trạng xâm phạm hoặc làm hư hại cảnh quan của các hạ tầng du lịch hiện có. Điều đó đã khiến dư luận phản ứng, mà bán đảo Sơn Trà, núi Phước Tường, khu nhà hàng ven biển Phước Mỹ, khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa … là những điển hình.

- Tập trung đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là xây dựng hoàn chỉnh các KCN hiện có.

¾ Ngoài việc đầu tư và xây dựng thêm các trạm điện hạ thế trung gian dẫn đến các KCN để tránh hiện tượng quá tải, thành phố cần có kế hoạch tách lưới điện của KCN ra khỏi lưới điện phục vụ cho sinh hoạt ngoài KCN nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn điện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại những nơi này. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư vào mạng lưới đường ống dẫn nước đến các KCN. Hiện nay, phần lớn các KCN đều sử dụng nước từ nguồn nước ngầm tự khai thác

¾ Cùng với các nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng cho công nhân tại các KCN, cung cấp nhà ở, khu giải trí cùng với những tiện nghi sinh hoạt cho công nhân. Đây chính là những yếu tố kích thích sự làm việc ngày càng hiệu quả trong các KCN, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tranh thủ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn đầu tư và các khoản viện trợ, đặc biệt là viện trợ ODA từ các tổ chức trên thế giới, nhằm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảng, sân bay, các vành đai và hành lang kinh tế.

¾ Cải tạo và nâng cấp dứt điểm đoạn đường kết thức của hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC). EWEC đang trong giai đoạn nước rút hoàn thành. Đây sẽ là con đường thông thương hàng hóa từ Mawlamyine (Myanmar) đến Đà Nẵng dài 1.450km. Đến thời điểm hiện nay, các nước trên tuyến đường này đã có những động thái chuẩn bị khá chu đáo để đón đầu cơ hội khi EWEC hoàn thành và đi vào vận hành. Tại Lào, các tuyến đường EWEC đang được nâng cấp hoàn thiện. Với Thái Lan, phần hành lang ở quốc gia này đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Chiếc cầu thứ 2 qua sông Mekông nối Mukdawan với Savanakhet cũng đang hình thành; một sân bay quốc tế ở Đông Bắc Thái Lan đang được xây dựng.

vào đường hầm theo đúng quy định để hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng của tuyến đường.

¾ Cải tạo và nâng cấp hệ thống cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn và cảng Liên Chiểu. Với tổng kinh phí khoảng 46 triệu USD từ nguồn viện trợ ODA củaNgân hàng thế giới, thành phố cần phải giải ngân nguồn vốn này một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, ước tính số lượng hàng hóa qua cảng Sông Hàn và cảng Tiên Sa năm 2010 khoảng 4 triệu tấn, chiếm khoảng 6,2% tổng lượng hàng qua các cảng miền Trung; qua cảng Chân Mây – Liên Chiểu là 5 – 6,5 triệu tấn, chiếm khoảng 8,9% tổng lượng hàng qua cảng Miền Trung. Ngoài ra, thành phố và bản thân lãnh đạo các cảng phải nhanh chóng hiện đại hóa tất cả các trang thiết bị sử dụng trong cảng; ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý điều hành và khai thác cảng. Như vậy mới nâng cao năng lực bốc xếp hàng hóa của cảng, góp phần giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực.

¾ Nâng cấp hệ thống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Cần phải đa dạng hóa và mở rộng thêm nhiều chuyến bay từ Đà Nẵng đến các nước vào các ngày trong tuần. Hiện nay, Đà Nẵng chỉ có các chuyến bay trực tiếp đến Nhật Bản, Thái Lan, Lào. Điều này sẽ làm giảm bớt thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư và hạn chế việc các nhà đầu tư phải quá cảnh qua Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh để chuyển sang các chuyến bay ra nước ngoài.

¾ Tập trung phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện hạ tầng viễn thông theo nội dung "12 chương trình hành động" của UBND thành phố.Nhanh chóng mở rộng và phát triển thêm các trung tâm bưu chính, các trung tâm khai thác vận chuyển

- Nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống các nhà đầu tư. Nơi ăn, chốn ở, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, … đều phải đạt chất lượng quốc tế, bởi vì “đất lành chim đậu” thì mới “an cư lạc nghiệp”. Chỉ khi nào đời sống vật chất đảm bảo thì các nhà đầu tư mới yên tâm làm ăn và phát triển.

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, một đất nước, một địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hoàn chỉnh sẽ dễ dàng thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế, nhờ vậy sẽ góp phần làm cho môi trường đầu tư thêm hoàn thiện và sẽ thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)