c) Giải quyết việc làm
2.3.5 Môi trường tài chính – ngân hàng
Một môi trường đầu tư hoàn thiện đòi hỏi sự hiện đại hóa trong môi trường tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, ngành ngân hàng đang trong quá trình hiện đại hóa để theo kịp với sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam hiện nay chỉ mới có 2 nơi được xem là có thị trường tài chính phát triển tương đối mạnh là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì tại hai địa phương này có sự xuất hiện của các trung tâm giao dịch chứng khoán, các sàn giao dịch, các ngân hàng nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính … Ở Đà Nẵng hiện tại chỉ có 21 ngân hàng, tất cả đều là chi nhánh của các ngân hàng có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội; trong đó chỉ có 2 ngân hàng liên doanh, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 ngân hàng nhà nước và số còn lại là ngân hàng cổ phần. Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng chỉ mang tính chất là các trung tâm giao dịch. Các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái, lãi suất, các hoạt động ngân hàng … đều phải tuân thủ theo sự điều chỉnh từ trên xuống của các trụ sở chính. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng giao dịch với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Đà Nẵng hiện nay chỉ mới có 4 chi nhánh công ty kiểm toán và 11 công ty bảo hiểm. Cho đến nay, ở Đà Nẵng vẫn chưa hình thành các quỹ đầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng,
2.3.6 Môi trường lao động
Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng khoảng gần 400 nghìn người, chiếm 48,9% dân số của toàn thành phố, và được phân theo trình độ nhất định:
Bảng 2.13: Trình độ của lực lượng lao động củathành phố Đà Nẵng
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học, cao đẳng 55.398 14,5
Trung học chuyên nghiệp 28.690 7,6
Công nhân kỹ thuật 95.874 25,6
Khác 202.040 52,3
Tổng 382.002 100
(Nguồn: Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển) [14,15]
Tại Đà Nẵng, chương trình xã hội hóa giáo dục rất được chú trọng và đã đem lại kết quả khả quan. Trên địa bàn thành phố có 1 trường đại học công lập – được xem như là trường tổng hợp – với 4 trường thành viên: đại học kinh tế, đại học bách khoa, đại học sư phạm, đại học ngoại ngữ; 1 trường đại học dân lập, 4 trường cao đẳng, 9 trường trung học chuyên nghiệp, 7 trường trung học phổ thông. Đây chính là nơi đào tạo ra lượng lao động nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Trong thời gian qua, thành phố đã thực hiện chương trình “3 có”; một trong những nội dung của chương trình này là “có việc làm” đã được Nhà nước đánh giá rất cao. Việc làm được coi như là một vấn đề sống còn của toàn xã hội. Cấp lãnh đạo của Đà Nẵng đã ý thức rõ việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Ngoài ra, có thể nói, thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng “bình yên” hơn ở thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương. Người lao động ít có xu hướng nhảy việc – một phần là do tâm lý thích ổn định của người dân nơi đây. Chi phí trả lương cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá thấp so với các tỉnh thành phía Nam. Hơn nữa, ở Đà Nẵng hầu như rất ít xảy ra tình trạng đình công, bãi công của công nhân như trong các KCN, KCX của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Tính ổn định này có thể là một yếu tố mời gọi các nhà đầu tư.
Thế nhưng, thị trường lao động của Đà Nẵng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, các công ty nước ngoài, đó chính là nguồn lao động có trình độ, đặc biệt ở vị trí quản lý. Hầu hết các công ty nước ngoài mở văn phòng tại Đà Nẵng trong thời gian đầu đều phải thuê người từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội đến làm việc với chi phí cao hơn rất nhiều nếu sử dụng lao động sẵn có của địa phương. Điều này sẽ làm đội chi phí của doanh nghiệp lên rất lớn.
Môi trường quản lý
- Bên cạnh một số ý kiến tán thành phát triển kinh tế Đà Nẵng theo chính sách mở cửa; những ý kiến phản đối chính sách phát triển kinh tế dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như dựa vào phát triển kinh tế tư nhân không phải là ít
- Tính năng động và tính tiên phong của lãnh đạo thành phố chưa cao. Khả năng hoạch định chính sách phát triển thành phố của cấp lãnh đạo chưa rõ ràng, nhất quán ở hầu hết các lĩnh vực. Đây chính là nguồn gốc của mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động về sau. Mặc dù có một số cá nhân nổi bật lên trong quyết tâm thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển, nhưng con số này còn quá ít. Theo khảo sát của VCCI trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam, các chỉ tiêu như: các quan chức cấp tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong khuôn khổ pháp luật; hay tính sáng tạo và nhanh nhạy trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải của lãnh đạo Đà Nẵng chỉ đạt ở mức 7/10 điểm trong tương quan so sánh với các địa phương khác [37,37].
- Hoạt động tiếp thị đầu tư vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong những năm qua, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng ra nước ngoài, đặc biệt là việc thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, nhưng nhìn chung Đà Nẵng vẫn thiếu một hệ thống “ăngten” mạnh ở nước ngoài để hướng dẫn các nhà đầu tư quốc tế, vừa thẩm định để nắm vững và tìm hiểu các đối tác nước ngoài. Hầu như các nhà đầu tư nước ngoài phải tự tìm kiếm những thông tin và cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng. Năng lực của những người làm công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế. Một trưởng phái đoàn doanh nhân tìm hiểu cơ hội và môi trường đầu tư của Đà Nẵng đã từng lắc đầu than phiền khi làm việc với Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng bởi: “cách đây 2 năm tôi đã nghe bài giới thiệu về Đà Nẵng, và 2 năm sau đến Đà Nẵng để tìm hiểu lại môi trường đầu tư nơi đây tôi được nghe lại bài giới thiệu này” [38]. Hơn nữa, bản thân của lãnh đạo thành phố chưa thật sự đặt trọng tâm vào việc quảng bá hình ảnh của địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở nước ngoài. Trong khi đó, Bình Dương, Đồng Nai … đều đích thân ra nước ngoài cùng các doanh nhân của địa phương, các nhà đầu tư hoạt động tốt trong nước để quảng bá hình ảnh của công ty; hay gần đây nhất là việc Chủ tịch UBND Quảng Nam đã thân chinh sang Đài Loan để cùng với các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của địa phương.
trực tiếp nước ngoài của thành phố Đà Nẵng, luận văn đã đi vào tìm hiểu một cách có hệ thống các vấn đề được nêu ra trong chương hai này.
Trước tiên, luận văn đã đi qua một số nét khái quát về thành phố Đà Nẵng với những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, … Thứ hai, tác giả đã tìm hiểu tình hình thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2001 – 2005 qua một số tiêu chí: số lượng vốn FDI thu hút được; tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác, theo hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư và những kết quả thu lại được trong tương quan so sánh với một số tỉnh thành khác trong cả nước.
Hai yếu tố trên sẽ làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng trong hoạt động thu hút vốn FDI trong thời gian qua. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư bao gồm: môi trường chính trị – xã hội, môi trường pháp lý – hành chính, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế tài nguyên, môi trường tài chính ngân hàng cùng với môi trường lao động… đã được phân tích khá rõ nét với những điểm yếu, mặt mạnh cũng như những tồn tại, vướng mắc. Đây sẽ là tiền đề vững chắc để kết hợp cùng với những chính sách, định hướng phát triển kinh tế của thành phố, đặc biệt là hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực trong chương 3 nhằm làm hoàn thiện môi trường đầu tư của thành phố trong thời gian tới.
Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI CỦA