Môi trường cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 51 - 55)

c) Giải quyết việc làm

2.3.3 Môi trường cơ sở hạ tầng

Nếu so sánh với Đồng Nai hay Bình Dương, Đà Nẵng chiếm ưu thế hơn hẳn so về mặt vị trí địa lý. Khi mới tách ra khỏi tỉnh Sông Bé vào cùng thời điểm tách tỉnh của Đà Nẵng (01/01/1997), Bình Dương chỉ là một tỉnh thuần nông, trong khi đó Đà Nẵng lại là một thành phố công nghiệp lớn của miền Trung, nằm trên vị trí chiến lược với

Kể từ khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam vào năm 1997, Đà Nẵng đã bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ với sự nhất trí cao trong bộ máy chính quyền của thành phố. Trong 5 năm qua, kể từ khi được công nhận là đô thị loại 1, thành phố Đà Nẵng nổi lên như một “hiện tượng” trong việc chỉnh trang và phát triển đô thị. Khẩu hiệu “mỗi ngày một công trình khởi công, một công trình khánh thành” được xem như biểu hiện của sự hóa thân mạnh mẽ ở địa phương này.Người ủng hộ mạnh mẽ cho chính sách phát triển cơ sở hạ tầng không ai ngoài ông chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, mà giờ đây là Bí thư thành ủy. Chính do những nỗ lực hết mình đó mà người dân thành phố đã đặt cho ông danh hiệu “Mr. cơ sở hạ tầng” [30]. Khác với Bình Dương, nếu như sau khi tách tỉnh, Bình Dương không nhận được sự hỗ trợ về mặt ngân sách từ trung ương cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thì ngược lại, Đà Nẵng được hưởng trọn một khoản ngân sách từ 400-500 tỷ đồng/ năm từ trung ương để phát triển cơ sở hạ tầng [3]. Trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho cơ sở hạ tầngtăng từ 400 tỉ lên3.200 tỉ đồng [15,6].

Quyết tâm phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng thể hiện rõ nhất trong dự án xây dựng cầu Sông Hàn. Cây cầu bắc qua con sông Hàn, dòng sông vốn chia tách thành phố ra làm 2 phần, được lập kế hoạch xây dựng từ nguồn vốn của trung ương. Thế nhưng, do có những điểm không nhất trí về thiết kế của cây cầu – thành phố Đà Nẵng muốn xây dựng cây cầu xoay để tàu thuyền có thể qua lại được, nhưng kinh phí xây dựng sẽ cao hơn rất nhiều lần – nên Bộ Giao thông vận tải chỉ đầu tư 53 tỷ đồng, UBND bổ sung 15 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố và huy động 27 tỷ đồng từ sự tự nguyện đóng góp của người dân [30].

máy quản lý từ trên xuống. Trong dự án có giải tỏa, với chính sách nếu có trên 80% số hộ gia đình đồng tình chấp nhận mức di dời theo đền bù của thành phố thì số hộ còn lại buộc phải tuân thủ. Thậm chí trong một số dự án mở rộng đường nội thị, thành phố ra chính sách chỉ đền bù nhà cửa chứ không đền bù đất và hàng rào cổng ngõ bởi vì giá trị đất còn lại của các hộ gia đình tăng lên đáng kể khi đường được cải tạo. Kể từ năm 1997, với chính sách đền bù thỏa đáng, gần 30.000 hộ gia đình đã được di dời, 30 tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp lên, diện mạo của thành phố đã thay đổi. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương thực hiện công tác đền bù giải tỏa hiệu quả nhất trong cả nước[30].Điều này không có gì là sai, và sẽ là tốt nếu quy hoạch hợp lý thì rất thuận tiện cho nhà đầu tư phát triển sau này. Nhưng hiện nay, Đà Nẵng đang đuối sức với cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng đang dỡ dang, không kịp tiến độ, không đủ vốn đầu tư. Lý do là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây chủ yếu là sử dụng từ tiền khai thác quyền sử dụng đất; mà hiện nay thị trường nhà đất đang đóng băng nên Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, số vốn ứng trước để đầu tư mở rộng đô thị, chỉnh trang cơ sở hạ tầng lại chưa thu hút được đầu tư, chưa đem lại hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế tương xứng.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn tập trung mở rộng và nâng cấp hệ thống sân bay, cảng biển. Các đường bay quốc tế tới Hồng Kông, Băng Cốc, Siêm Riệp đã được thiết lập. Trong năm 2005, cùng với cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng đã trở thành cảng thứ 3 được tạp chí Vinalines xếp vào hạng nhất các cảng biển của Việt Nam. Nhìn chung, tính đến năm 2002, Đà Nẵng đã có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các đô thị trung tâm khác của Việt Nam. Năm 2005 vừa qua,

Tuy nhiên, trong thời gian qua, xây dựng đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng chưa đặt trong sự tương tác với công cuộc công nghiệp hóa, nặng tư tưởng "chủ quan", nóng vội", chưa đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, văn hóa... [30]. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua vừa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, lại vừa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là các công trình thủy điện lớn: nhà máy điện A Vương 1, Sông Tranh 2, Thu Bồn với sản lượng điện từ 3.000 – 4.000 tỷ kWh/ nhà máy/ năm; và dự kiến đến năm 2010 sản lượng điện sẽ bằng nhà máy thủy điện Sông Đà hiện nay. Tính đến thời điểm hiện nay, Đà Nẵng chỉ mới có 5 KCN với tổng diện tích trên 1.110,29 ha, gồm có: KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Cầm và KCN Thọ Quang, tất cả đều được xây dựng trước năm 2003. Thế nhưng, độ lấp đầy bởi các nhà máy trong các KCN này chưa cao; chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp của trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố hoặc các doanh nghiệp tư nhân có quy mô trung bình và nhỏ; các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn khá khiêm tốn. Hầu như các nhà đầu tư chỉ đặt văn phòng đại diện hoặc văn phòng kinh doanh tại Đà Nẵng còn các nhà xưởng, nhà máy sản xuất hay chế tạo, lắp ráp máy móc, linh kiện tuy có nhưng còn rất hạn chế. Hơn nữa, mặc dù các KCN đã được xây dựng

Bảng 2.8 : Số lượng doanh nghiệp trong các KCN tại Đà Nẵng

Loại hình DN Đà Nẵng

Hòa Khánh Liên Chiểu Hòa Cầm Thọ Quang

DN có vốn FDI 9 15 0 2 1

DN trong nước 11 90 27 26 27

Tổng 20 105 27 28 28

(Nguồn: Ban Quản lý Các KCN – KCX Đà Nẵng)[51]

Điều này hầu như ngược hẳn với các KCN, KCX ở phiùaNam như Bình Dương và

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)