Giải pháp vận động và thu hút đầu tư:

Một phần của tài liệu 307 Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Đồng Nai đến năm 2010 (Trang 63 - 65)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN

3.2.8. Giải pháp vận động và thu hút đầu tư:

Từ trước đến nay, cơng tác vận động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, vẫn ở thế bị động, chờ các nhà đầu tư nước ngồi đến tìm cơ hội đầu tư. Vai trị của cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề đầu tư, nhất là đầu tư nước ngồi, cịn mờ nhạt, chủ yếu ban hành chính sách, sửa đổi theo sự gĩp ý, phàn nàn của các nhà đầu tư. Việc xúc tiến đầu tư chủ yếu tập trung vào giới thiệu luật pháp, chính sách, chưa tập trung vào chương trình vận động đầu tư theo từng đối tác, lĩnh vực hoặc dự án cụ thể.

- Nhà nước phải cĩ chính sách đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước thống nhất, ổn định, minh bạch. Các chính sách ban hành sau phải bảo đảm nguyên tắc kế thừa, khơng hồi tố và hấp dẫn hơn trước.

- Tỉnh cần từng bước thu hút đầu tư cĩ chọn lựa dự án tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương, xác lập danh mục ngành nghề, sản phẩm ưu tiên gọi vốn đầu tư, cĩ lộ trình thích hợp tổ chức thực hiện dự án đầu tư khu cơng nghệ cao và KCN chuyên ngành. Cơng bố rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng, tuân thủ triệt để định hướng này và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đúng định hướng đầu tư. Danh mục ngành nghề, sản phẩm cần ưu

tiên gọi vốn đầu tư cần dựa trên định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần các dự án cĩ cơng nghệ gây ơ nhiễm, các dự án sử dụng nhiều lao động tại các trung tâm đơ thị, phù hợp định hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố và quan điểm phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thường xuyên rà sốt phân loại các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư trong KCN để cĩ những biện pháp thích hợp, đối với doanh nghiệp đang thực hiện cần chú trọng việc tháo gỡ những khĩ khăn vướng mắc của doanh nghiệp, xem đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Vì qua thực tế, tiếng nĩi của các nhà đầu tư đang hoạt động tại địa phương cĩ ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư mới.

- Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngồi vào những KCN ở địa bàn cĩ nhiều lợi thế để phát huy vai trị của các KCN, gĩp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân cĩ cơng thu hút các dự án đầu tư vào KCN.

- Dành ưu đãi tối đa cho đầu tư nước ngồi vào những KCN ở những địa bàn nơng thơn, miền núi để gĩp phần vào quá trình đơ thị hố và phát triển cơng nghiệp ở nơng thơn. Nhà nước cần cĩ chính sách giảm giá đầu vào nguyên, nhiên vật liệu, thuế, cước viễn thơng, chi phí lưu thơng hàng hố… mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực (chính sách thuế thu nhập của người nước ngồi tại Việt Nam cao nhất trong khu vực ASEAN).

- Thực hiện tốt luật khuyến khích đầu tư trong nước, cĩ những ưu đãi riêng của tỉnh cho những doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa như : cho vay ưu đãi, chậm nộp tiền thuê đất, giảm phí hạ tầng, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép để lại nguồn nộp ngân sách trong hai năm đầu để đầu tư cơ sở hạ tầng…

- Khuyến khích thành lập các cơng ty lớn để tập trung nguồn vốn tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Cần cĩ chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải tiến cơng nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo lao động kỹ thuật cĩ tay nghề…

- In ấn, phát hành tài liệu, đĩa CDROM tiếp thị, tuyên truyền vận động đầu tư… xây dựng Website danh mục dự án kêu gọi đầu tư, coi đây như là một biện pháp tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của các KCN Đồng Nai như một nơi hấp dẫn đầu tư và thân thiện cĩ lợi cho các nhà đầu tư.

- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, hội nghị về đầu tư vào các khu cơng nghiệp. Cơng tác tổ chức được thực hiện cả trong và ngồi nước. Uûy ban nhân dân tỉnh cần tổ chức các cuộc tiếp xúc định kỳ hàng năm (qúy) đối với các doanh nghiệp đầu tư trong khu cơng nghiệp để lắng nghe những ý kiến đề xuất, tạo cơ sở cho việc cải thiện mơi trường đầu tư sát thực, cĩ hiệu quả cao, đồng thời cịn là hình thức nâng cao uy tín của Đồng Nai trước các nhà đầu tư. Ngồi ra Ban quản lý KCN cần cĩ trách nhiệm tham dự các cuộc họp của các hiệp hội doanh nghiệp tại địa bàn để hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khĩ khăn mới phát sinh.

Một phần của tài liệu 307 Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Đồng Nai đến năm 2010 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)