III. Vai trò tác động của GMS
3.1. Đối với thế giới và khu vực
Trong thế giới hiện đại ngày nay nhận loại đang chứng kiến một xu thế ngày càng rõ - xu thế quốc tế hoá. Trong bối cảnh đó xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình hợp tác kinh tế mang tính khu vực ở quy mô và mức độ liên kết rất khác nhau, sự hình thành và phát triển của mình GMS góp phần làm cho bức tranh hợp tác của thế giới và khu vực trở nên sinh động hơn. Không chỉ thế, sự xuất hiện của GMS đã, đang và sẽ củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác trên phạm vi thế giới và đặc biệt là trong khu vực.
Tr−ớc hết, đối với ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng có vai trò rất lớn. Với một khuôn khổ hợp tác cơ bản đ−ợc thoả thuận tập trung vào các dự án phát triển nông nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ sinh hoạt cơ bản, năng l−ợng, viễn thông, th−ơng mại và đầu t− nhằm thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và phát triển ở Tiểu vùng sông Mê Kông, giúp đỡ các nền kinh tế chuyển sang định h−ớng thị tr−ờng giúp đỡ các n−ớc thành viên điều chỉnh để phù hợp với quy chế thành viên của ASEAN. Kế hoạch hợp tác tiểu vùng này trở thành một biện pháp quan trọng để giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa các n−ớc thành viên mới của ASEAN. Việc hình thành GMS có tác dụng xúc tiến lòng tin t−ởng lẫn nhau, đồng thời hình thành nên quan hệ hợp tác còn tốt hơn nữa các n−ớc thành viên, do 5 trong số 6 n−ớc thành viên Tiểu vùng này đồng thời là thành viên ASEAN. Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng "hãy hành động" cùng quy hoạch, phồn vinh và phát triển công bằng" nhận thức chung của các n−ớc tiểu vùng chỉ ra rằng thành tựu lớn nhất hợp tác Tiểu vùng chính là "tăng c−ờng đ−ợc lòng tin và sự tín nhiệm giữa các n−ớc".
Một vai trò khác của hợp tác GMS là nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lợi vốn có thuộc l−u vực của Mê Kông. Nh− đã trình bày trên đây, một
trong những tiềm năng lớn của tiểu vùng ch−a đ−ợc khai thác đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ. Nếu nh− đối với các khu vực phát triển khác của châu á và thế giới lợi thế để phát triển kinh tế là nguồn vốn dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực có trình độ cao, thì lợi thế của GMS là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn lao động rẻ. Đặc biệt là do giao thông khó khăn, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên nhiều địa ph−ơng trên l−u vực còn giữ đ−ợc nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhiều tập quán văn hoá độc đáo. Hơn nữa, sự bí hiểm của dòng sông gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ hấp dẫn, cùng với môi tr−ờng sinh thái nguyên sơ là điều kiện tuyệt vời để phát triển các Tuor du lịch và sẽ cuốn hút du khách nhất là từ các n−ớc phát triển. Ngoài ra, l−u vực Mê Kông là một khu vực nổi tiếng về đa dạng sinh học, nhiều nơi có nhiều khu rùng còn nguyên sinh và có độ đặc hữu cao. tài nguyên đa dạng sinh học của Mê Kông chỉ xếp sau Amazon ở Nam Mỹ là điều kiện quý giá phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
Để bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên và khai thác hiệu quả các nguồn lợi đó nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội trong tiểu vùng thì tăng c−ờng hợp tác là ph−ơng thức tất yếu. Nếu không có sự hợp tác này thì hậu quả xảy ra sẽ khôn l−ờng đặc biệt là các sự cố về ô nhiễm môi tr−ờng, tàn phá môi sinh, tình trạng một số l−u vực của các dòng sông lớn trên thế giới là minh chứng cho điều đó. Việc hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, th−ơng mại, du lịch chỉ đ−ợc thực hiện một cách hiệu quả trên phạm vi toàn l−u vực và sẽ bị hạn chế rất lớn nếu nh− các n−ớc chỉ tiến hành trong phạm vi lãnh thổ của mình một cách riêng rẽ. Trong lĩnh vực th−ơng mại do truyền thống lâu đời của ng−ời dân dọc hai bờ sông, nếu một n−ớc đóng cửa biên giới thì sẽ ảnh h−ởng rất lớn đến n−ớc láng giềng.
Do vị trí địa lý, nên hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm hiện thực hoá cho quyết định thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã có cơ sở hợp tác đồng thời đã đạt đ−ợc thành quả nhất định. Nó đã tiến hành những thử nghiệm hữu ích trên các ph−ơng diện: thể chế hoá, cùng hiệp th−ơng và thúc đẩy thực tế, cung cấp kinh nghiệm hợp tác có lợi cho khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN còn đang trong quá trình xây dựng mà nhiều lúc phải đi đ−ờng vòng. Xét trên một bình diện nào đó, hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là bộ khung thu nhỏ của mậu dịch t− do Trung Quốc - ASEAN, từ đó có thể thấy đ−ợc tầm vóc to lớn của Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Đối với cộng đồng quốc tế hợp tác GMS cũng có ý nghĩa rất quan trọng, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế và các n−ớc giành sự quan tâm và ủng hộ cho hợp tác Tiểu vùng. Trong thời gian qua hợp tác tiểu vùng đã nhận đ−ợc sự ủng hộ về tiền vốn, kỹ thuật và những ph−ơng diện khác của cộng đồng quốc tế. Nhật bản, các n−ớc châu Âu cũng cung cấp vốn và kỹ thuật cho một số hạng mục hợp tác ở tiểu vùng, các tổ chức quốc tế nh−: Ch−ơng trình phát triển Liên hợp quốc, Uỷ ban th−ờng trực kinh tế xã hội châu á - Thái Bình D−ơng và nhiều n−ớc trên thế giới đã khẳng định đầy đủ và tích cực ủng hộ hợp tác Tiểu vùng.
Sự phát triển của hợp tác GMS ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. ấn Độ, Mianma và các n−ớc thuộc Uỷ hội sông Mê Kông đã thành lập Uỷ ban hợp tác sông Hằng - sông Mê Kông. Tháng 7/2000 kỳ họp thứ 56 của Uỷ ban Kinh tế - xã hội châu á - Thái Bình D−ơng của liên hợp quốc đã ra tuyên bố coi thập kỷ 2000 - 2009 là "Thập kỷ hợp tác phát triển
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng". Tại kỳ họp th−ợng đỉnh AS EAN + 3
tháng 11 năm 2002 các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhật bản và Hàn Quốc cũng khẳng định cam kết hỗ trợ GMS phát triển và coi đó là nội dung quan trọng trong tiến trình hợp tác ASEAN + 3. Đáng kể nhất là ch−ơng trình đầu t− toàn diện (ALA) của Nhật Bản đối với việc nâng cao khả năng phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cho các thành viên ASEAN mới. Những điều đó đang mở rộng t−ơng lai khả quan cho quá trình nhập hội kinh tế của các n−ớc GMS.
Và cuối cùng GMS là một diễn đàn hợp tác làm thúc đẩy tiến trình tự do hoá th−ơng mại và hội nhập hiện nay. Sự hình thành và phát triển của GMS sẽ tạo thuận lợi cho th−ơng mại đầu t− từ bên ngoài vào Tiểu vùng và khu vực, theo đó thích ứng với tiến trình tự do hoá th−ơng mại đang tiến triển nhanh chóng. Các mục tiêu cụ thể của GMS là: 1) tạo thuận lợi và tăng c−ờng trao đổi th−ơng mại; 2) cải thiện môi tr−ờng đầu t−; 3) xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ vững mạnh; 4) tăng c−ờng vai trò của khu vực t− nhân trong phát triển kinh tế. Nhằm mục tiêu đó, các n−ớc GMS đã phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia. Tiến hành các biện pháp tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hoá và lao động. Thành lập nhiều khu chợ biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để nhân dân các n−ớc láng giềng có thể trao đổi hàng hoá… Nhờ đó, GMS đang trở thành địa điểm đầu t− hấp dẫn của nhiều công ty n−ớc ngoài.