Tình hình xuất nhập khẩu với toàn GMS

Một phần của tài liệu 286 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 48 - 50)

II. Thực trạng về th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam với các n−ớc GMS

2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu với toàn GMS

Từ năm 1995 đến nay trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các n−ớc và vùng lãnh thổ còn lại của GMS phát triển mạnh mẽ và khá liên tục với tổng kim ngạch th−ơng mại 2 chiều từ 825,9 triệu USD (năm 1995) lên 3.484,0 triệu USD (năm 2004), tăng 4,2 lần hay tăng bình quân mỗi năm 17,3%, t−ơng đ−ơng so với tốc độ phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với toàn cầu, nh−ng cao hơn so với tốc độ phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với ASEAN.

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và các n−ớc GMS thời kỳ 1995 - 2004

Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất + nhập Năm Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Tổng giá trị Tốc độ tăng (%) Xuất - Nhập 1995 225,4 600,5 825,9 -374,5 1996 239,5 6,3 608,0 1,2 847,5 2,6 -368,5 1997 378,2 57,9 704,0 15,8 1082,2 27,7 -325,8 1998 450,3 19,1 909,4 29,2 1359,7 25,6 -459,1 2000 607,6 34,9 1060,9 16,7 1668,5 22,7 -453,3 2001 606,4 0,0 976,6 -8,0 1583,0 -5,0 -370,0 2002 551,6 -9,0 1244,0 27,4 1795,6 13,4 -692,4 2003 777,6 41,0 1623,4 30,5 2401,0 33,7 -845,8 2004 1051,5 35,2 2432,5 49,8 3484,0 45,1 -1381,0

Nguồn: - Số liệu thống kê Hải quan năm 2005 - Niên giám Thống kê năm 2005

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến các n−ớc GMS là: nông sản; thuỷ sản; các sản phẩm từ khai khoáng (dầu thô, các loại quặng, than đá); hàng điện tử; máy vi tính và linh kiện; hàng dệt may;... Các hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ các n−ớc GMS của Việt Nam là: xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; linh kiện và phụ tùng xe máy; máy móc, thiết bị; nguyên phụ liệu gỗ; nguyên phụ liệu dệt may/da; clinker; sắt thép;... Bên cạnh các hàng hoá mà Việt Nam phải cạnh tranh với các n−ớc GMS nh− hàng nông sản, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, linh kiện và phụ tùng xe máy,… còn có nhiều hàng hoá mà qua trao đổi chúng Việt Nam và các n−ớc GMS lại bổ trợ cho nhau: các mặt hàng từ các n−ớc GMS nh−

xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, nguyên phụ liệu gỗ, nguyên phụ liệu dệt may/da, clinker, sắt thép,… bổ trợ cho Việt Nam; còn các mặt hàng từ Việt Nam bổ trợ cho Thái Lan và Vân Nam nh− dầu thô, các loại quặng, than đá,… bổ trợ cho Lào và Campuchia nh− sản phẩm nhựa và một số loại hàng nông sản.

Trong th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam và các n−ớc GMS: Thái Lan luôn là đối tác lớn nhất; trong những năm 1990 Lào là đối tác lớn thứ 2 và Campuchia thứ 3; từ năm 2000 đến nay, Campuchia thứ 2; từ năm 2001 đến nay, Vân Nam thứ 3 và Lào thứ 4. Năm 2004, Thái Lan có tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam là 2.349 triệu USD, các con số này của Campuchia là 515,4 triệu USD, của Vân Nam là 445,99 triệu USD, của Lào là 139,5 triệu USD và của Mianma là 34,1 triệu USD.

Từ 1995 đến nay, trong th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam và các n−ớc GMS, tuy tốc độ tăng tr−ởng của xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu (xuất khẩu tăng 4,7 lần, còn nhập khẩu tăng 4 lần) nh−ng vì xuất phát điểm của xuất khẩu quá thấp so với nhập khẩu (năm 1995 xuất khẩu chỉ bằng 38% nhập khẩu) nên nhập siêu của Việt Nam xảy ra liên tục. Hơn nữa nhập siêu có xu h−ớng tăng và đặc biệt tăng mạnh trong mấy năm gần đây (từ 370 triệu USD năm 2001 lên 1.381 triệu USD năm 2004). Năm 2004, Việt Nam nhập siêu hàng hoá từ 4 n−ớc GMS (Thái Lan 1.367 triệu USD, Vân Nam 247,85 triệu USD, Lào 16,5 triệu USD, Mianma 4,3 triệu USD) và xuất siêu sang Campuchia 254,6 triệu USD.

Bảng 4: Cán cân th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam và các n−ớc GMS năm 2004

Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất+nhập Cán cân th−ơng mại Lào 61,5 78,0 139,5 -16,5 Campuchia 385,0 130,4 515,4 +254,6 Vân Nam 99,1 346,9 446,0 -247,8 Thái Lan 491,0 1858,0 2349,0 -1367,0 Mianma 14,9 19,2 34,1 -4,3 Cộng 1051,5 2432,5 3484,0 -1381,0

Nguồn:Số liệu thống kê Hải quan năm 2005

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập siêu của Việt Nam từ GMS tăng mạnh trong mấy năm gần đây là nhu cầu đầu vào cho sản xuất trong n−ớc đòi hỏi tăng c−ờng nhập khẩu từ một số n−ớc GMS những nguyên liệu và máy móc thiết bị mà trong n−ớc thiếu hoặc ch−a sản xuất đ−ợc và nguyên nhân khả năng cạnh tranh của Việt Nam bị sút giảm.

Các mặt hàng nhập khẩu từ các n−ớc GMS vào Việt Nam (trừ các mặt hàng thiếu hoặc ch−a sản xuất đ−ợc trong n−ớc) phần lớn chỉ có chất l−ợng

cao hơn chút ít hoặc bằng so với hàng hoá sản xuất trong n−ớc và điều này không những làm tăng thâm hụt trong cán cân th−ơng mại mà trong dài hạn còn ảnh h−ởng đến việc nâng cao sức cạnh của hàng hoá cũng nh− sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hiện nay, việc giảm nhập siêu, đặc biệt là giảm từ các n−ớc GMS và ASEAN là bài toán khó đang đ−ợc Chính phủ, các bộ, ngành và các doanh nghiệp cùng chung sức tìm lời giải đáp.

Nhập siêu hàng hoá của Việt Nam từ các n−ớc GMS luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng nhập siêu của cả n−ớc (năm 2000 là 39%, năm 2002-23% và năm 2004-25%) trong khi ngoại th−ơng hàng hoá của Việt Nam với các n−ớc GMS chỉ bằng 5,5%, 4,9% và 6,0% tổng ngoại th−ơng hàng hoá của cả n−ớc trong các năm t−ơng ứng đó.

Rõ ràng, Thái Lan và Vân Nam - những đối tác xuất siêu lớn về hàng hoá sang Việt Nam đã và đang đạt đ−ợc nhiều lợi ích trong quan hệ th−ơng mại hàng hoá với Việt Nam. Đồng thời, đa số hàng hoá nhập khẩu từ các n−ớc GMS của Việt Nam là do yêu cầu của thị tr−ờng Việt Nam và sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong n−ớc. Hơn nữa, hợp tác th−ơng mại hàng hoá có hiệu quả giữa các n−ớc GMS sẽ tác động tốt đến các mặt hợp tác khác nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các n−ớc trong Tiểu vùng, nh−: hợp tác th−ơng mại dịch vụ, hợp tác bảo vệ môi tr−ờng, hợp tác an ninh,…

Một phần của tài liệu 286 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)