Hợp tác trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu 286 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 33 - 34)

II. Lịch sử hình thành, nguyên tắc và nội dung hợp tác của GMS

2.3.6. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch

Di sản văn hoá phong phú và hình thái địa lý tự nhiên đa dạng tạo ra cho tiểu vùng những tiềm năng to lớn về du lịch. Tuy nhiên, cho tới nay, trong các quốc gia thuộc tiểu vùng mới chỉ có Thái Lan là thực sự thu đ−ợc lợi ích đáng kể từ lĩnh vực hoạt động này. Với sự ổn định chính trị và các biện pháp cải cách kinh tế, chắc chắn các quốc gia khác cũng có những cơ hội lớn lao để phát huy tiềm năng của mình. Nếu phát triển thành công, ngành du lịch có thể tạo ra những nguồn thu ngoại tệ không nhỏ và đặc biệt có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm trong khu vực. Tất cả các n−ớc trong tiểu vùng đều bầy tỏ mong muốn hợp tác và đều coi du lịch là lĩnh vực tất yếu phải phát triển theo cách có phối hợp với nhau.

Song, cũng giống nh− trong các lĩnh vực khác, sự hợp tác kinh tế tiểu vùng nhằm mục tiêu thúc đẩy mở rộng ngành du lịch phải tôn trọng nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững. Cần có sự h−ớng dẫn và kiểm soát chặt chẽ nhất là trong những giai đoạn mở rộng ban đầu. Đã có không ít ví dụ trên thế giới và ngay chính trong tiểu vùng về những dự án làm mất đi yếu tố ban đầu hấp dẫn du khách.

Hợp tác tiểu vùng phải đi theo h−ớng vừa hỗ trợ phát triển du lịch, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển đó vẫn duy trì sức sống lâu dài của các điểm du lịch. Bên cạnh những hình thức du lịch truyền thống, cần quan tâm đến loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và mang tính phiêu l−u, bao gồm cả những chuyến đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh còn giữ nguyên vẹn các dấu vết của thời hoang sơ.

Trong việc đầu t− phát triển du lịch nếu phát triển một cách riêng rẽ sẽ nghiêng nhiều hơn về phạm vi cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia, sự hợp tác ở cấp chính phủ thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và quan điểm là yếu tố hết sức có ích. Đồng thời, việc tổ chức các hội chợ th−ơng mại và đầu t− nhằm đi đến xác định những cơ hội và nỗ lực đầu t− chung cho lĩnh vực du lịch cũng là cần thiết.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là phát triển hệ thống giao thông nếu riêng một mình ngành du lịch th−ờng ch−a đủ tiềm lực đối với các dự án lớn về cơ sở hạ tầng. Chúng cần đ−ợc kết hợp trong những phân tích có phạm vi rộng hơn về nhu cầu giao thông - vận tải.

Các bên liên quan đã đi đến nhất trí về 5 dự án hợp tác lớn, mang tính chiến l−ợc nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong tiểu vùng.

(1). Mở rộng hoạt động quảng cáo cho tiểu vùng với t− cách nh− một "h−ớng đi của du khách" thông th−ờng, hoạt động này thuộc trách nhiệm của chính phủ, còn sau đó là đến l−ợt giới kinh doanh, ng−ời có trách nhiệm “bán” các dịch vụ của mình cho du khách một cách hiệu quả nhất.

(2). Diến đàn tiểu vùng về du lịch. Du lịch là một ngành kinh doanh hết sức đa dạng, có muôn màu muôn vẻ. Đây cũng là một ngành, mà mạng l−ới

các mối quan hệ có ý rất to lớn. Điều đó giải thích sự thành công của các diễn đàn du lịch, đ−ợc tổ chức khắp nơi trên thế giới. Thông th−ờng, những diễn đàn loại này kết hợp đ−ợc ch−ơng trình nghị sự chính thức với thời gian dành cho những ng−ời tham gia trực tiếp đặt quan hệ với nhau.

(3). Đào tạo giáo viên dạy về các kỹ thuật nghề nghiệp cơ bản trong du lịch.

(4). Huấn luyện các nhà quản lý công tác bảo tồn và hoạt động du lịch mới phát huy đ−ợc hiệu quả. Tất cả các n−ớc trong tiểu vùng đều bày tỏ sự quan tâm cao của mình đối với dự án này. Những v−ờn quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên và những di tích lịch sử, văn hoá quý giá nói chung có thể thu đ−ợc lợi từ hoạt động du lịch, song cũng có thể bị hoạt động này làm hại. Số phận của những nơi này phụ thuộc vào chính các kỹ năng quản lý.

(5). Nghiên cứu lập kế hoạch tổ chức các loại hình du lịch trên sông Mê Kông. Cái tên" Mê Kông" là một hình ảnh rất mạnh và có sức hấp dẫn để tiến hành quảng cáo. Phát huy đầy đủ lợi thế của hình ảnh này thông qua việc lập kế hoạch một cách chu đáo là điều quan trọng cho cả 6 quốc gia liên quan trong tiểu vùng.

Một phần của tài liệu 286 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)