Được tách ra từ năm 1997, từ năm 1997 đên 2005 kết quả thu hút FDI của Bắc Ninh khá hạn chế. Nhưng từ năm 2006 đến nay, với việc thực hiện cơ chế một cửa tại chỗ cùng với việc không ngừng cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, thu hút FDI của Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc và được coi như “ một điểm đến thành công” trơng thu hút FDI.Tính đến hết năm 2006, địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 61 dự án FDI và 13 chi nhánh văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký 557 triệu USD; riêng năm 2006 đã thu hút được 23 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 223 triệu USD. Nhiều dự án lớn của các tập đoàn nổi tiếng nước ngoài đầu tư vào các KCN như: Dự án Canon (Nhật) sản xuất gia công các loại máy in laze; dự án sản xuất máy in của Công ty Mitac (Đài Loan), dự án xẻ, cắt dập phôi kép của Công ty Thương mại Thép (Nhật Bản) và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Malayxia, Trung Quốc, Singapo
Bảng 1: FDI chia theo năm từ 1997 – 2005
Năm 1997-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án 03 01 04 02 16 19 Tổng vốn ĐTĐK 142.498.000 3.000.000 16.352.000 6.778.000 39.609.500 125.210.403
Tổng số 45 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký: 332.447.903 USD
Nguồn: Báo cáo hoạt động tình hình đàu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2005
Năm 2007, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 41 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 475,33 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 110 dự án và văn phòng đại diện có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 1,041 tỷ USD, là một trong 15 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Năm 2007, hoạt động thu hút đầu tư tại Bắc Ninh diễn ra khá sôi động, thu hút được những nhà đầu tư có tiềm tăng từ nước ngoài như: Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP Bắc Ninh ), Tập đoàn tài chính ORIX Nhật Bản, Tập đoàn Hon Hai Foxconn Group, Đài Loan…Đặc biệt, Tập đoàn tài chính Hàn Quốc IGS đầu tư hạ tầng khu công nghiệp-đô thị Nam Sơn-Hạp Lĩnh với số vốn khoảng 1,5 tỷ USD, có khả năng thu hút khoảng 400 nhà đầu tư thứ cấp từ Mỹ, Hàn Quốc, giải quyết việc làm cho khoảng 15-20 vạn lao động. Cty Funing precision (tập đoàn Foxcom - Hồng Hải ) có tổng số vốn 80 triệu USD, Tập đoàn Tenma Nhật Bản với số vốn 30 triệu USD, Cty Fujikin Việt Nam với tổng số vốn 50 triệu USD… Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 12,6 triệu USD. Nhật Bản là quốc gia đứng đầu đầu tư vào Bắc Ninh với 8 dự án, tổng vốn đăng ký dự án lên 83 triệu USD. Sau đó đến Đài Loan (5 dự án)... Từ sau khi Tập đoàn Canon đầu tư vào khu công nghiệp Quế Võ và khu công nghiệp Tiên sơn, với số vốn đăng ký 130 triệu USD, đã thu hút thêm nhiều công ty vệ tinh từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan.. xây dựng nhà máy cung cấp linh kiện cho Canon, với số vốn đăng ký trên 100 triệu USD, trong đó có những nhà đầu tư lớn như Mitac vốn đầu tư 33 triệu USD, Toyo Ink Compounds 17 triệu USD. Đáng chú ý là, nhiều dự án đã đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử, viễn thông với tổng số vốn hàng tỷ USD.
Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony… dự kiến đầu tư dự án 5 tỷ USD; hai nhà máy công nghệ cao của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD.
Năm 2008 Bắc Ninh tiếp tục được trông đợi như một “điểm sáng” trong thu hút FDI. Ngày 25/3/2008, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã nhận giấy phép đầu tư nhà máy sản xuất hàng điện tử Samsung có công suất 60 triệu sản phẩm/năm, với tổng vốn đầu tư đăng ký 670 triệu USD. Nhà máy này sẽ được xây dựng tại Khu công nghiệp Yên Phong I (tỉnh Bắc Ninh ) và dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào quý 2/2010
2. Về đối tác đầu tư
Trong năm 2007, Nhật Bản giữ vị trí dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các Khu công nghiệp Bắc Ninh với 8 dự án, tổng vốn đăng ký 83 triệu USD. Đài Loan đứng thứ 2 về số dự án (5 dự án), nhưng đứng đầu về tổng vốn đăng ký (89.6 triệu USD) chiếm 25.3% tổng vốn FDI trong năm 2007. Hiện nay có một số Tập đoàn lớn từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đang xúc tiến thủ tục đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp điện tử, viễn thông với số vốn hàng tỉ USD.