Phạm vi truyền thông là cách thức và địa điểm mà thông điệp định vị được gửi tới nhà đầu tư mục tiêu. Sau khi xác định khách hàng mục tiêu địa phương cần xây dựng một chương trình truyền thông nhằm truyền tải thông điệp định vị tới nhà đầu tư mục tiêu. Có ba kĩ thuật xúc tiến đầu tư theo mức độ tăng tiến dần được Wells & Wint đề cập đến:
1. Kĩ thuật xây dựng hình ảnh 2. Kĩ thuật tạo nguồn đầu tư 3. Kĩ thuật dịch vụ đầu tư
Các kĩ thuật xúc tiến cự thể được thể hiện ở bang sau: Các kĩ thuật xây dựng
hình ảnh
Các kỹ thuật tạo nguồn cho đầu tư
Cac kĩ thuật dịch vụ dầu tư
1. quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chung
2. tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư
3. quảng cáo trên các phương tiện tuyên truyền riêng của ngành hoặc khu vực
4. các đoàn khảo sát tới các nước có nguồn đầu tư và từ các nước đầu tư tới nước sở tại
6. tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thư tín trực tiếp
7. phái các đoàn thăm quan riền về ngành hoặc khu vực từ nươc đầu tư sang nước sở tại và ngược lại
8. hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể
9. tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể
10. cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư
11. xem xét giải quyết các đơn xin đầu tư và giấy phép đầu tư. 12. cung cấp cac dịch vự sau đầu tư.
chung về cơ hội đầu tư
Các kĩ thuật này có thể sử dụng độc lập hoặc phối hợp nhau trong các chương trình truyền thông. Quá trình truyển thông chỉ đạt được mục tiêu khi các cơ quan xúc tiến đầu tư cung cấp được những thông tin hữu ích và tin cậy cho những nhà đầu tư mục tiêu của mình. Để làm được điều đó cần phải hiểu rõ nhà đầu tư mục tiêu, biết được nhu cầu và mong muốn của họ, biết họ muốn nghe thông tin gì trong quá trình truyển thông, chứ không phải lúc nào cũng cung cấp những thông tin như nhau mang tính chung chung về địa phương.
Ví dụ : Việt Nam muốn mời gọi nhà đầu ư từ các cong ty đa quốc gia
trong lĩnh vực điện tử nhằm biến VN thành một địa điểm sản xuất hàng điện tử của ASEAN thì VN cần tiếp cận được những nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử như: Canon, Sony, Matshushita, LG… phải cung cấp cho họ những thế mạnh của VN trong lĩnh vực này: như nhu cầu nội địa đầy tiềm năng, đội ngũ lao động có tay nghể…..
Thiếu bài bản và tiến hành đơn lẻ là Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng trong thời gian qua. Do chưa có kinh nghiệm hoặc không thấy được tầm quan trọng của hoạt động này mà các hoạt động xúc tiến thường đơn điệu, mang tính hình thức và không tìm được hình ảnh riêng của địa phương mình. Điều này khiến cho các nhà đầu tư không thấy được sự hấp dẫn của các địa phương. Các buổi kêu gọi đầu tư của các địa phương thường là cuộc gặp gỡ theo kiểu nhiều người ngồi ở phía dưới nhìn lên bàn cử toạ, những bài diễn văn chung chung miêu tả tình hình địa phương, bản giới thiệu rất dài của lãnh đạo địa phương, vài phát biểu của nhà đầu tư mà Tỉnh đã chọn trước, sau đó là phát biểu của đại diện một Bộ nào đó. Trong phần giới thiệu về địa phương ở tài liệu cũng như trên diễn đàn, địa phương nào cũng ghi đầy đủ các lợi thế của mình là: "đất đai, tiềm năng du lịch, nhân công rẻ, giá thuê đất giảm, ưu đãi thuế và hỗ trợ san lấp mặt bằng...".họ đã đưa cho các khách hàng tiềm năng những thông tin mà khách hàng không cần, hoặc đưa ra những thông tin quá chung chung quá rập khuôn, khiến cho các nhà đầu tư không thấy được lợi thế cạnh tranh riêng biệt của từng địa phương.Các nhà đầu tư cần thông tin đậc thù hơn như họ có thể bắt đầu công việc kinh doanh như thế nào, họ sẽ được những lợi ích nào, địa
quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh: giải phóng mặt bằng…Việc tiến hành soạn thảo các văn bản xúc tiến đầu tư cũng cần được chú ý, theo hướng thỏa mãn những mong muốn nhu cầu của nhà đầu tư hơn là thỏa mãn mong muốn của nhà lập chính sách.