Nội dung của biện pháp:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại cty TNHH điện tử tin học Phúc Quang (Trang 72 - 76)

Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:

- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản phải thu trên bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp trong năm trước (năm báo cáo).

- Bước 2: Chọn các khoản mục vốn lưu động chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu rồi tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện được trong năm báo cáo.

- Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho năm sau (năm kế hoạch) trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.

- Bước 4: Dự định huy động nguồn trang trải nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh năm kế hoạch.

Tình hình thực tế tại Công ty TNHH ĐT TH Phúc Quang:

Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể hiện ở bảng 3.5: Qua quá trình phân tích ở phần 2 ta thấy: Vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản: 40,86% năm 2009 và 42,40% năm 2010. Dựa vào bảng trên ta thấy, tốc độ tăng vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng tăng của doanh thu thuần (5,44% > 2,98%) dẫn đến vòng quay vốn lưu động bị chậm lại 0,02 vòng. Số liệu này cũng cho thấy khả năng quay vòng của vốn lưu động thấp (chỉ 1,02vòng/năm), đồng thời cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty chưa cao, vốn lưu động còn bị lãng phí. Do đó trong năm tới ta cần dự đoán nhu cầu vốn lưu động để tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý và tiết kiệm. Cụ thể ta tiến hành như sau:

Trang 73

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm 2010:

Bảng 3.6: Trích bảng cân đối kế toán

Bước 2: Ta nhận thấy tất cả các khoản mục ở phần tài sản đều chịu sự tác

động trực tiếp của doanh thu, tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của vốn cố định nên ta có thể tách riêng chúng ra. ở phần nguồn vốn ta nhận thấy chỉ có các khoản mục 2,3,4,5,6,7 của Nợ ngắn hạn có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu. Ta tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục này với doanh thu (bảng 3.7).

Trang 74

Nhận xét:

- Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên cần phải tăng 1,007 đồng vốn để bổ sung phần tài sản (100,7%).

- Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ tăng lên thì Công ty chiếm dụngđương nhiên (nguồn vốn phát sinh tự động) là 0,557 đồng (55,7%).

Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên Công ty chỉ cần bổ sung: 1,007 - 0,557 = 0,45 đồng vốn

Bảng 3.7: Biểu diễn tỷ lệ % giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu

Bước 3: Ước tính nhu cầu vốn lưu động:

Dựa vào biện pháp 1, ta đã xác định được doanh thu dự kiến của Công ty năm 2011 là 48.307.841 nghìn đồng. Như vậy, so với năm 2010, doanh thu dự kiến tăng lên một lượng là: 48.307.841 - 46.065.211 = 2.242.630 nghìn đồng.

Vậy, trong năm 2011 dự tính nhu cầu vốn lưu động cần tăng lên một lượng là: 2.242.630 x 45% = 1.009.183 nghìn đồng

Bước 4: Tìm nguồn trang trải:

Như vậy, với lượng vốn lưu động cần tăng thêm cho năm 2011 là 1.009.183 nghìn đồng, Công ty cần tìm nguồn tài trợ hợp lý để trang trải nhằm làm cho quá trình sản xuất và lưu thông được tiến hành liên tục, tránh ứđọng, lãng phí vốn, cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đồng thời tăng khảnăng sinh lời của vốn chủ sở

Trang 75

hữu. Để tìm được nguồn trang trải, Công ty có thể dùng lợi nhuận giữ lại, hoặc tìm biện pháp giảm TSLĐ ở những khoản mục dư thừa, hoặc tăng vốn chiếm dụng, hoặc có thể huy động từ bên ngoài để trang trải cho nhu cầu vốn lưu động của mình. * Trang trải từ lợi nhuận giữ lại:

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2010 là 916.817 nghìn đồng. Nếu dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế để bổ sung nhu cầu vốn lưu động cần tănglên trong năm 2011 thì vẫn còn thiếu một lượng vốn là: 1.009.183 - 916.817 = 92.366 nghìn đồng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít doanh nghiệp dùng toàn bộ lợi nhuận có được để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Cuối năm 2010, Công ty dùng 50% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Như vậy, lợi nhuận còn lại để bổ sung nguồn vốn là: 916.817 x (1 - 50%) = 458.408,5 nghìn đồng. Lượng vốn cần huy động thêm là: 458.408,5 nghìn đồng. Lượng vốn này Công ty có thể huy động từ bên ngoài như vay, huy động từ đại lý mở tại các tỉnh. Tuy nhiên, giả sử Ban lãnh đạo Công ty muốn giảm khoản phụ thuộc tiền tài trợ từ bên ngoài họ kiểm tra sự thay đổi trong các kế hoạch hoạt động để xem xét các tác động của chúng lên nhu cầu tiền tài trợ từ bên ngoài, chẳng hạn:

- Có thể tăng cường thu hồi các khoản phải thu (kết hợp với biện pháp 1). Theo đó, khoản phải thu năm 2011 chỉ chiếm 34,96% thay vì 46,26% nhưban đầu:

- Tìm biện pháp quản lý hàng tồn kho hợp lý, đẩy mạnh tiêu thụ để giảm lượng thành phẩm tồn kho. Theo đó, giả sử hàng tồn kho chiếm 30% thay vì 36,49% như lúc đầu.

- Thiết lập mối quan hệ tốt hơn với nhà cung cấp khi mua hàng. Theo đó, khoản mua trả chậm tăng lên 24% thay vì 19,24% như lúc đầu.

Sự biến động sau khi thực hiện biện pháp tìm nguồn trang trải này thể hiện ở bảng sau:

Trang 76

Dựa vào bảng trên ta thấy: Cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm thì Công ty phải bỏ ra 0,83 đồng vốn để đầu tư TSLĐ, trong số này có 0,605 đồng chiếm dụng hợp pháp hay cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm thì công ty chiếm dụng vốn đương nhiên là 0,605 đồng. Theo đó ta có: Cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm thì Công ty phải bỏ ra: 0,83 - 0,605 = 0,225 đồng.

Như vậy, trong năm 2011 Công ty cần bổ sung một lượng vốn là: 2.242.630 x 22,5% = 504.592 nghìn đồng

Sau khi Công ty thực hiện các biện pháp kiểm tra kế hoach hoạt động thì lượng vốn cần bổ sung để hình thành TSLĐ giảm một lượng là:

1.009.183 - 504.592 = 504.591 nghìn đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại cty TNHH điện tử tin học Phúc Quang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)