Quản trị vốn tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại cty TNHH điện tử tin học Phúc Quang (Trang 28 - 31)

1.3.4.1. Lý do phải giữ tiền mặt và lợi thế của việc giữ đủ tiền mặt.

Tiền mặt là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ …

Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau:

− Đảm bảo giao dịch hàng ngày. Những giao dịch này thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng, từ đó tạo nên số dư giao dịch.

− Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp. Số dư tiền mặt loại này gọi là số dư bù đắp.

− Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lườngtrước được của các luồng tiền vào và ra. Loại tiền này tạo nên số dư dự phòng.

− Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Loại tiền này tạo nên số dư đầu cơ.

Trang 29

Quản trị tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi NH. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tích sản gần với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.

Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Như vậy, trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn.

1.3.4.2. Xác định mức tồn quỹ tối thiểu.

Mức độ tồn quỹ tối thiểu được xác định bằng cách lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số ngày dự trữ tồn quỹ.

Mức tồn quỹ tối thiểu cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro:

− Do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hẹn thanh toán nên phải trả lãi cao hơn.

− Mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp.

− Không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt.

1.3.4.3. Dự toán các luồng nhập, xuất ngân quỹ.

Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiện về nguồn và sử dụng ngân quỹ, ngân quỹ hàng năm lập vừa tổng quát vừa chi tiết cho hàng tháng và tuần.

Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh, luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Dự đoán các luồng xuất quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, nộp thuế, chi khác.

Trên cơ sở so sánh các luồng nhập quỹ và xuất quỹ, doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt. Khi luồng nhập ngân quỹ nhỏ hơn luồng xuất thì cần tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập lớn hơn luồng xuất thì doanh nghiệp có thể sử

Trang 30

dụng phần dư ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.

Trên đây là những phương hướng giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Khi thực hiện doanh nghiệp không nên quá coi trọng một biện pháp nào đó mà phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp chung nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào những biện pháp chung này đồng thời kết hợp với điều kiện và tình hình thực tế của mình để đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Kết luận chương 1:

Phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp cổ phần thương mại. Trước những yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thương mại buộc phải tạo cho mình một thế đứng vững chắc, trên nền tảng tình hình tài chính ổn định, vì vậy để thấy được việc sử dụng tài sản ra sao thì cần phải tiến hành phân tích để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở làm rõ đặc thù của vốn lưu động trong Doanh nghiệp thương mại, chương 1 của luận văn đã đi sâu vào các nội dung:

- Khái niệm về vốn lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại.

- Phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận về cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin trong phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại.

Trang 31

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐT TH PHÚC QUANG. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại cty TNHH điện tử tin học Phúc Quang (Trang 28 - 31)