Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả chưa đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Việc bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số vốnlưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế mức tối thiểu lượng vốn lưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của vốn lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro ...
Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời để hạn chế mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng...
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảmhiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
− Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
Trang 28
− Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc...)
− Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh.
− Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng.
− Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợđể có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu cầu toà án giải quyết.