Mổ khám là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua mổ khám có thể phát hiện ra những biến đổi bất thường ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Nghiên cứu biến đổi bệnh tích đại thể là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ phá huỷ của sán dây ở cơ quan tiêu hoá của gà.
Để đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ, cường độ nhiễm cũng như bệnh tích đại thể do sán dây gây ra chúng tôi đã tiến hành mổ khám 210 gà trên địa bàn 4 xã phường: Đồng Bẩm, Tân Long, Quan Triều, Thịnh Đán. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh
Địa phương Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Số lượng sán dây/gà có bệnh tích(con) Bệnh tích đại thể
Đồng Bẩm 56 35 62,50 6 17,14 53 - 123 Niêm mạc ruột bị viêm, xuất huyết Trên niêm mạc phủ chất nhờn màu vàng, đỏ Thấy sán bám nhiều trên niêm mạc
Tân Long 43 21 48,84 3 14,28 46 - 95 Quan Triều 54 24 44,44 3 12,50 37 - 54 Thịnh Đán 57 32 56,14 5 15,63 42- 101 Tính chung 210 112 53,33 17 15,18 37 - 123
Qua kết quả ở bảng 4.9 ta thấy:
Trong 210 gà mổ khám thấy có 112 gà bị nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 53,33% . Trong đó có 17 con có bệnh tích đại thể chiếm tỷ lệ 15,18% với các cường độ nhiễm khác nhau dao động từ 37 - 123
- Xã Đồng Bẩm khi mổ khám 56 gà có 35 con nhiễm sán chiếm 62,50%, trong đó có 6 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 17,14 %. Số lượng sán ký sinh từ 53 - 123 con/gà.
- Ở phường Tân Long mổ khám 43 con, trong đó có 21 con bị nhiễm sán dây, 3 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 14,28%. Số lượng sán dây ký sinh 46 - 95 con/gà.
- Phường Quan Triều mổ khám 54 con, trong đó có 24 con bị nhiễm sán dây, có 3 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 12,50%. Số lượng sán ký sinh 37 - 54 con/gà.
- Phường Thịnh Đán khi mổ khám 57 gà thấy có 32 con bị nhiễm sán, trong đó có 5 con có bệnh tích đại thể chiếm tỷ lệ 15,63%. Số lượng sán ký sinh từ 42 - 101 con/gà.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy: Xã Đồng Bẩm có tỷ lệ gà nhiễm sán dây cao nhất (62,50%) và tỷ lệ gà bị nhiễm sán dây có bệnh tích nhiều nhất (17,14%), phường Quan Triều có tỷ lệ gà nhiễm sán dây thấp nhất (44,44%), tỷ lệ gà có bệnh tích thấp nhất (12,50%). Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây qua kiểm tra mẫu phân.
Cũng qua mổ khám chúng tôi đã phát hiện những con có bệnh tích điển hình, cụ thể khi mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá những gà bị bệnh thấy có sán bám dọc theo ruột. Bệnh tích đại thể chủ yếu tập chung ở ruột non. Hầu như ở tất cả các gà nhiễm sán nặng đều thấy bệnh tích rất rõ ở niêm mạc ruột: niêm mạc xuất huyết, viêm cata, phủ chất nhờn màu đỏ có con màu vàng, chất chứa bên trong màu nâu hồng.
Ảnh 4.7: Ruột gà bị bệnh, sán bám dọc niêm mạc ruột
Ảnh 4.8: Ruột gà khoẻ và gà bị nhiễm sán dây 4.1.5. Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra
Để nghiên cứu bệnh tích vi thể do sán dây gây ra, chúng tôi lấy các đoạn ruột có sán ký sinh, bảo quản trong dung dịch formol 10% , làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin. Mỗi đoạn ruột đúc 4 bloc và mỗi bloc chon 5 tiêu bản cắt mỏng, nhuộm Hematoxilin - Eosin (H.E). Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 400 - 600 lần. Kết quả xác định bệnh tích vi thể được ghi ở bảng 4.10
Ảnh 4.9: Các đoạn ruột được bảo quản trong formol trước khi làm tiêu bản Bảng 4.10: Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể do sán dây gây ra
Các phần ruột Số tiêu bản nghiên cứu Số tiêu bản có biến đổi vi thể Tỷ lệ (%) Tá tràng 15 8 53,33 Không tràng 15 13 86,67 Hồi tràng 15 11 73,33 Manh tràng 15 1 6,67 Kết tràng 15 0 0,00 Trực tràng 15 0 0,00
Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:
- Ở ruột non: Đoạn tá tràng khi kiểm tra 15 tiêu bản thấy có 8 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 53,33%. Đoạn không tràng có 13/15 tiêu bản có bệnh tích , chiếm 86,67%. Cuối cùng là hồi tràng có 11/15 tiêu bản có bệnh tích chiếm 73,33%.
- Ở ruột già: Các đoạn kết tràng và trực tràng không tiêu bản nào có bệnh tích vi thể do sán dây gây ra. Ở manh tràng tìm thấy 1 tiêu bản có bệnh tích.
Như vậy, bệnh tích do sán dây gây ra chủ yếu tập trung ở ruột non. Sở dĩ như vậy vì ruột non là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng và là môi trường thuận lợi cho sán dây phát triển.
Ảnh 4.10: Ruột gà có sán dây cắt ngang
Sau khi gà nuốt phải ký chủ trung gian mang ấu trùng sán dây, ấu trùng này phát triển thành sán trưởng thành. Sán dùng giác bám bám sâu vào niêm mạc ruột phá vỡ hàng loạt tế bào biểu mô ruột, gây xuất huyết tràn lan trên bề mặt niêm mạc.
Sán dây ký sinh tác động cơ học làm tuyến ruột tăng tiết, lông nhung ruột bị dính thành khối, lông nhung bị tổn thương biến dạng, đứt nát và ngắn đi, từ đó lông nhung ruột mất đi khả năng tiêu hoá và hấp thu, dẫn đến gà đi ỉa phân loãng.
Ảnh4.12: Tuyến ruột tăng tiết, đỉnh lông nhung ruột dính liền nhau
Chức năng của bạch cầu ái toan là bảo vệ cư thể, chống cảm nhiễm tham gia vào việc giải độc, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng khi cơ thể bị cảm nhiễm hay có ký sinh trùng, dị ứng khi tiêm hay Protit lạ vào cơ thể. Quá trình sán ký sinh làm cho niêm mạc ruột bị viêm. Các tế bào viêm xuất hiện ở ổ viêm là một đặc trưng cho sức đề kháng chính trong ổ viêm. Các tế bào này có nhiệm vụ thực bào những dị vật ở trong ổ viêm. Bạch cầu ái toan tăng lên và có sự thâm nhiễm ở lớp hạ niêm mạc (ảnh 4.14)
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tại 4 phường xã của TP. Thái Nguyên biến động từ 42,14% - 62,57%, gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình, tỷ lệ nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng thấp.
- Gà nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi của gà, gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ thấp nhất (45,16%), gà trên 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao nhất (60,08%).
- Gà nhiễm sán dây ở mùa xuân ( 54,98%) cao hơn mùa hè (52,57%). - Nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả đều nhiễm đốt và trứng sán dây với tỷ lệ 10,71%; 5,36% và 4,26%.
- Những gà bị bệnh thường thải đốt sán dây nhiều vào buổi chiều và số lượng đốt sán dây/lần thải phân có sự khác nhau giữa hai mùa Xuân - Hè.
- Chỉ có những gà nhiễm sán dây ở cường độ nặng và rất nặng mới biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ gà nhiễm sán dây có triệu chứng lâm sàng là 13,74% với các triệu chứng: Gà gầy yếu ủ rũ, sã cánh, lông dựng, mào và tích nhợt nhạt, phân loãng có nhiều đốt sán.
- Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu của gà bị bệnh sán dây giảm đi so với gà khoẻ. Nhưng số lượng bạch cầu lại tăng lên, đặc biệt là bạch cầu ái toan.
- Mổ khám 210 gà tỷ lệ nhiễm sán dây là 53,33%; trong đó 15,18% có bệnh tích. Số lượng sán ký sinh từ 37 - 123 con/gà. Bệnh tích chủ yếu ở ruột non, ruột già rất ít chỉ thấy ở manh tràng.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Các hộ chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh sán dây: - Thường xuyên vệ sinh chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà. - Thu gom phân gà đem ủ theo phương pháp nhiệt sinh học.
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng để diệt ký chủ trung gian của gà. - Định kỳ tẩy sán dây cho gà bằng thuốc Praziquantel, Niclosamid.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm và cách phòng, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.338 - 340.
2. Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ Lăng (1999), Tình hình nhiễm giun sán của gà ở khu vực Hà Nội, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VI (số 1), tr.69 - 74.
3. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học , Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở vật nuôi Việt Nam , Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.2 - 52.
5. Lê Đức Kỷ (1984), Phòng và chữa bệnh cho gà nuôi trong gia đình , Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.59 - 61.
6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 27, 59 - 62.
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Cao học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.48 -189.
8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.35 - 43.
9. Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại cương , Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.39 - 49.
10. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam , Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.25 - 26.
11. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam , Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.15 - 40.
12. Phan Lục, Phạm Văn Khuê (1996), Ký sinh trùng thú y , Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.33 - 36, 156 -165.
13. Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2001), Hướng dẫn điều trị bệnh gà , Nxb Lao động - Xã hội, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.75 - 77.
14. Hồ Văn Nam (1982), Giáo trình bệnh không lây ở gia súc , Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
15. Nguyễn Hùng Nguyệt, Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Văn Quang (2008), Một số bệnh phổ biến ở gia súc gia cầm và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr. 15- 17.
16. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2002), Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, tr. 113.
17. Đặng Ngọc Thanh, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sang, Nguyễn Thị Lê, Lê Xuân Huệ, Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Sáng (2003), Động vật chí Việt Nam, tập 13, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội,tr. 11- 122.
18. Nguyễn Thị Kim Thành, Đỗ Hồng Cường, Phan Tử Diên (2000), Bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà bị bệnh giun đũa và sán dây tại khu vực Hà Nội, tập VII, số 1-2000, tr.46-49.
19. Nguyễn Thất, Phạm Quân, Phan Thanh Phượng (1975), Bệnh gia cầm tập 1 , Nxb Khoa học và kỹ thuật.
20. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuô i, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.104 - 158.
21. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc,
22. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận (1978), Nghiên công trình cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống ký sinh trùng, Nxb Lao động - Hà Nội, tr.9 - 136.
24. Dương Công Thuận (2003), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.3 - 47.
25. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Sinh lý học vật nuôi , Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
26. Phan Thế Việt (1977), Đời sống các loại giun sán ký sinh , Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.63 - 66.
27. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.153 - 221. II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
28. Orlov. F.M (1975), Bệnh gia cầm , (Người dịch: Nguyễn Thất, Phạm Quân, Phan Thanh Phượng), tr. 439 - 450.
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
29. Abdelqader A., Gauly M., Wollny C.B., Abo - Shehada M.N (2008), “
Prevalence and burden of gastrointestinal heelminthes among local chickens, in northem Jordan”. Prev Vet. 2008 jun 15; 85(1-2): 17-22. Epub 2008 Mar 7 (http// Pubmed.com).
30. Eshetu Y, Mulualem E, Ibrahim H, Berhanu A, Aberra K (2001), “Study of gastro-intestinal helminths of scavenging chickens in four rural districts of Amhara region, Ethiopia” Ethiopian Health and Nutrition Research Institute, P.O. Box 1242, Addis Ababa, Ethiopia. 1: Rev Sci Tech. 2001 Dec;20(3):791-6 (http// Pubmed.com).
31. Hassouni T, Belghyti D (2006), “Distribution of gastrointestinal helminths in chicken farms in the Gharb” region-MoroccoParasitol Res.
32. Kurt M, Acici M (2008). “Cross-sectional survey on helminth infections of chickens in the Samsun region, Turkey”. Dtsch Tierarztl Wochenschr.
2008 Jun;115(6):239-42 (http// Pubmed.com).
33. Magwisha HB, Kassuku AA, Kyvsgaard NC, Permin A (2002), “A comparison of the prevalence and burdens of helminth infections in growers and adult free-range chickens”. Trop Anim Health Prod. 2002 May;34(3):205-14 (http// Pubmed.com).
34. Mohammed OB, Hussein HS, Elowni EE (1988), “The ant, Pachycondyla sennaarensis (Mayr) as an intermediate host for the poultry cestode, Raillietina tetragona (Molin)”, Department of Parasitology, Faculty of Veterinary Science, University of Khartoun, Shambat, Sudan. 1: Vet Res Commun.1988; 12(4-5) : 325-7 (http// Pubmed.com).
35. Mpoame M, Tchoumboue J. (1989), “Periodic release of Eimeria species
oocysts from chicken during daytime hours in a tropical environment”.
Rev Elev Med Vet Pays Trop. 1996;49(3):227-8 (http// Pubmed.com). 36. Mungube EO, Bauni SM, Tenhagen BA, Wamae LW, Nzioka SM,
Muhammed L, Nginyi JM (2008). “Prevalence of parasites of the local scavenging chickens in a selected semi-arid zone of Eastern Kenya.” Trop Anim Health Prod. 2008 Feb;40(2):101-9 (http// Pubmed.com).
37. Nurelhuda IE, Elowni EE, Hassan T. (1989). “Anticestodal action of
oxfendazole on Raillietina tetragona in experimentally infected chickens ”.
Br Vet J. 1989 Sep-Oct;145(5):458-61 (http// Pubmed.com).
38. Nurelhuda IE, Elowni EE, Hassan T.(1989) “Anthelmintic activity of
praziquantel on Raillietina tetragona in chickens”. Parasitol Res.
1989;75(8):655-6 (http// Pubmed.com).
39. Permin A, Esmann JB, Hoj CH, Hove T, Mukaratirwa S. (2002). “Ecto-,
endo- and haemoparasites in free-range chickens in the Goromonzi District in Zimbabwe”. Prev Vet Med. 2002 Jul 25;54(3):213-24. (http// Pubmed.com).
40. Permin A, Magwisha H, Kassuku AA, Nansen P, Bisgaard M, Frandsen F, Gibbons L(1997). “A cross-sectional study of helminths in rural
scavenging poultry in Tanzania in relation to season and climate”. J
Helminthol. 1997 Sep;71(3):233-40 (http// Pubmed.com).
41. Permin A, Bisgaard M, Frandsen F, Pearman M, Kold J, Nansen P (1999) “Prevalence of gastrointestinal helminths in different poultry production systems” Poult Sci.1999 Sep;40(4):439-43. (http// Pubmed.com).
42. Poulsen J, Permin A, Hindsbo O, Yelifari L, Nansen P, Bloch P (2003),
“Prevalence and distribution of gastro-intestinal helminths and haemoparasites in young scavenging chickens in upper eastern region of Ghana, West Africa” . Department of Population Biology, University of Copenhagen, Copenhagen, Denmark. Parasitol Int. 2003 Jun;52(2):179- 83 (http// Pubmed.com).
43. Rajendran M, Nadakal AM. “The efficacy of praziquantel (Droncit R) against Raillietina tetragona (Molin, 1958) in domestic fowl”. Vet Parasitol. 1988 Jan;26(3-4):253-60 (http// Pubmed.com).
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số ...43