NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

4.2.1. Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh

Qua quá trình lấy mẫu và xét nghiệm mẫu phân gà tại các hộ dân của 4 phường xã ở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã xác định được những đàn gà có 100% số cá thể trong đàn nhiễm sán dây. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi sự thải đốt sán dây của gà vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Sự thải đốt sán dây ở gà bị bệnh Mùa Số hộ Số gà theo dõi (con) Số ngày theo dõi (ngày) Thời gian gà thải đốt sán Số mẫu xét nghiệm Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số lượng đốt/lần thải phân (X ±mx ) Xuân 4 108 5 Sáng 276 247 89,49 8,79 ± 0,50 Chiều 246 234 95,12 13,96 ± 0,75 Tối 234 206 88,34 7,67 ± 0,44 Hè 4 97 5 Sáng 301 248 82,39 7,57± 0,41 Chiều 311 271 87,14 10,93 ± 0,60

Tối 324 260 80,25 6,12 ± 0,40

Kết quả theo dõi 108 gà ở mùa Xuân và 97 gà ở mùa Hè của 8 hộ cho thấy: - Ở cả hai mùa số lượng đốt sán dây/lần thải phân cao nhất vào buổi chiều. + Mùa Xuân khi xét nghiệm 246 mẫu thấy có 234 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 95,12%, trung bình 13,96 ± 0,75 đốt/lần thải phân.

+ Mùa Hè trung bình: 10,93 ± 0,60 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số 311 mẫu thu được có 271 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 87,14%.

- Số lượng đốt sán dây/lần thải phân vào buổi sáng thấp hơn so với buổi chiều cụ thể:

+ Mùa Xuân khi xét nghiệm 276 mẫu thấy có 247 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 89,49%, trung bình 8,79 ± 0,50 đốt/lần thải phân.

+ Mùa Hè trung bình: 7,57± 0,41 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số 301 mẫu thu được có 248 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 82,39%.

- Vào buổi tối số lượng đốt sán dây/lần thải phân thấp nhất ở cả 2 mùa Xuân - Hè.

+ Mùa Xuân khi xét nghiệm 234 mẫu thấy có 206 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 88,34%, trung bình 7,67 ± 0,44 đốt/lần thải phân.

+ Mùa Hè trung bình: 6,12 ± 0,40 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số 324 mẫu thu được có 260 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 80,20%.

Theo chúng tôi: Thời gian thải đốt sán dây của gà bị bệnh nhiều nhất vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi tối, mùa Xuân gà nhiễm sán dây với tỷ lệ và cường độ cao hơn mùa Hè. Vì những tháng của mùa Xuân nhiệt độ hàng ngày thấp và độ ẩm không khí tăng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng của sán dây phát triển. Hơn nữa việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ở các hộ dân còn chưa tốt, làm cho sức đề kháng của gà giảm, tạo điều kiện cho sán dây phát triển và gây bệnh.

Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6] cho biết: Đốt sán chửa theo phân ra ngoài thường vào một thời gian nhất định trong ngày. Theo Wetzel (1954), sán dây R. cesticillus thường thải đốt vào khoảng 11 - 16 giờ (tối đa lúc 15 giờ). Davainea proglottina vào khoảng 12 - 18 giờ. Việc thải đốt sán cũng phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi và giờ giấc cho ăn. Nếu cho gà ăn

2 lần vào lúc 10 và 16 giờ thì phân có đốt sán nhiều nhất vào lúc 16 - 18 giờ. Ngược lại, cho ăn buổi chiều vào lúc 18 giờ và đêm thì 6 - 10 giờ sáng hôm sau sẽ ra đốt sán. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.

Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo cho người chăn nuôi nên thu gom phân vào buổi chiều tối để ủ phân nhiệt sinh học, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh quanh khu vực chuông nuôi, định kì tẩy sán dây cho cả đàn gà, tránh mầm bệnh phát tán ra ngoại cảnh.

Ảnh 4.2: Đàn gà bị bệnh sán dây của gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh tổ 21 phường Thịnh Đán

Ảnh 4.3: Đàn gà bi bệnh sán dây

4.1.2. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây

Sau khi xét nghiệm mẫu phân xác định được những đàn gà nhiễm sán, chúng tôi đã tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh sán dây. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

`Bảng 4.6: Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây Địa phương Số gà nhiễm sán dây chứng lâm sàngSố gà có triệu Tỷ lệ (%) Biểu hiện lâm sàng

Đồng Bẩm 42 7 16,64 - Gầy yếu, chậm chạp, ủ rũ - Gục đầu dưới cánh, lông dựng, cánh sã - Mào tích nhợt nhạt - Phân loãng, có nhiều đốt sán,có con phân lẫn máu Tân Long 25 3 12,00 Quan Triều 28 3 10,71 Thịnh Đán 36 5 13,89 Tính chung 131 18 13,74

Qua kết quả ở bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy: Theo dõi 131 gà nhiễm sán dây tại 4 phường, xã của thành phố Thái Nguyên thấy có 18 gà có biểu hiện lâm sàng chiếm tỷ lệ 13,74% cụ thể như sau:

Xã Đồng Bẩm chiếm tỷ lệ cao nhất (16,67%); sau đó đến phường Thịnh Đán (13,89%); phường Tân Long (12,00%); thấp nhất là phường Quan Triều (10,71%).

Nhìn chung số gà có biểu hiện lâm sàng ít và chỉ có biểu hiện lâm sàng khi số lượng sán dây ký sinh lớn. Khi theo dõi gà bị bệnh chúng tôi thấy gà gầy yếu , còi cọc, chậm lớn, ủ rũ,gục đầu dưới cánh, lông dựng, cánh sã, mào tích nhợt nhạt, phân loãng, có nhiều đốt sán, có con phân lẫn máu.

Ảnh 4.4: Gà bị bệnh sán dây

Ảnh 4.6: Phân gà có đốt sán dây

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], bệnh chỉ phát tán thành triệu chứng nếu có nhiều sán ký sinh: Con vật gầy dần, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ (đi ít nhưng đi thường xuyên, có đốt sán ra theo) có khi táo bón, gà ăn ít khát nước ủ rũ, gục đầu dưới cánh, cánh sã, lông dựng. Có khi liệt chân và lên cơn động kinh. Mào nhợt nhạt do hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Gà mái ít đẻ hoặc không đẻ.

Lê Đức Kỷ và CS (1984) [5] cho biết, gà có triệu chứng khi cơ thể gà có nhiều sán, xem kỹ phân thấy có đốt sán. Gà bị sán dây mệt mỏi, đi lại chậm chạp, ỉa chảy ít một, nhưng ỉa luôn có sán theo ra, khát nước nên uống nhiều nước, gà xù lông, sã cánh, gầy yếu, có khi liệt chân, lên cơn động kinh. Nặng thì bỏ ăn gầy rạc kiệt sức rồi chết.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần nào làm sáng tỏ nhận xét của các tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3. Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây

Trong trạng thái sinh lý bình thường các chỉ số huyết học và công thức bạch cầu tương đối ổn định và chỉ thay đổi khi cơ thể mắc bệnh. Vậy khi gà bị bệnh sán dây các chỉ số này có biến đổi không? Nếu có thì biến đổi như thế nào? Để so sánh sự khác nhau về một số chỉ số huyết học của gà bị bệnh sán dây và gà khỏe, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 20 mẫu máu của 20 gà trong đó có 7 gà khỏe và 13 gà bị bệnh sán dây. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.7 và 4.8.

* Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà bệnh so với gà khoẻ

Bảng 4.7: Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây

Chỉ tiêu huyết học Gà khoẻ Gà bị bệnh sán dây

n X ±

mx

n X ±

mx

Số lượng hồng cầu (triệu/mm³

máu) 7 2,76 ± 0,08 13 2,46 ± 0.03 < 0,001 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm³ máu) 7 30,71 ± 0,46 13 32,31± 0,40 < 0,001 Hàm lượng huyết sắc tố (g%) 7 11,55 ± 0,49 13 9,96 ± 0,33 < 0,01 Tỷ khối hồng cầu (%) 7 32,57 ± 0,53 13 27,08 ± 0,91 < 0,001 Nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu (%) 7 23,71 ± 0,61 13 23,31 ± 0,49 > 0,05 Lượng huyết sắc tố bình quân

hồng cầu (%) 7 28,57 ± 1,08 13 25,92 ± 0,60 < 0,05 Sức đề kháng của hồng cầu (tối

đa/tối thiểu) 7 0,42/0,64 13 0,43/0,63 > 0,05

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

- Số lượng hồng cầu của gà khỏe là 2,76 0,08 ± triệu/mm3 máu, số lượng bạch cầu của gà khỏe là 30,71 0,46 ± nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố của gà khỏe là 11,55± 0,49 g%.

Theo Cao Văn và Hoàng Toàn Thắng (2003) [25], số lượng hồng cầu của gà bình thường là 2,5 - 3,2 triệu/mm3 máu, số lượng bạch cầu là 30 nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố là 12,7 g%.

Như vậy, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố của gà không bị bệnh sán dây đều nằm trong trạng thái sinh lý bình thường.

Xét nghiệm máu gà bệnh thấy số lượng hồng cầu là 2,46 triệu/mm3 máu, số lượng bạch cầu là 32,31 nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố là 9,96 g%.

So sánh các chỉ số huyết học của gà khỏe và gà bị bệnh sán dây chúng tôi thấy: Số lượng hồng cầu của gà bị bệnh sán dây giảm đi so với gà khỏe. Sự khác biệt này là rất rõ rệt (P < 0,001).

Số lượng bạch cầu của gà bị bệnh sán dây tăng lên rõ rệt so với gà khỏe (P < 0,001).

Hàm lượng huyết sắc tố của gà bị bệnh sán dây cũng giảm đi khá rõ rệt (P < 0,01).

Bảng 4.7 còn cho biết:

-Tỷ khối hồng cầu của gà khỏe là 32,57% của gà bệnh là 27,08%.

- Nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu của gà bị bệnh sán dây lần lượt là 23,31% ; 25,92% và ở gà khỏe tương ứng là 23,71% ; 28,57%.

- Sức đề kháng của hồng cầu (tối đa/tối thiểu) ở gà bị bệnh sán dây là 0,43/0,63 và gà khỏe là 0,42/0,64.

Như vậy:

Tỷ khối hồng cầu của gà mắc bệnh sán dây cũng giảm đi rất rõ rệt (P < 0,001). Nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu hơi giảm, sự khác nhau là không rõ rệt (P > 0,05).

Lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu của gà bệnh giảm đi rõ rệt so với gà khỏe (P < 0,05).

Sức đề kháng của hồng cầu (tối đa/ tối thiểu) của gà bị bệnh sán dây và gà khỏe khác nhau không rõ rệt (P > 0,05).

Kết quả của bảng 4.7 có thể giải thích như sau: Sán ký sinh trong ruột gà dùng giác bám bám sâu vào niêm mạc gây tổn thương niêm mạc ruột làm xuất hiện các ổ viêm. Đồng thời khi ký sinh sán còn phá hủy các tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết giảm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Cao Văn và Hoàng Toàn Thắng (2003) [25], bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách thực bào và sinh kháng thể. Số lượng bạch cầu tăng lên là một chỉ tiêu phản ứng chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý mà trong trường hợp này yếu tố bệnh lý là sán dây ký sinh ở gà.

* Sự thay đổi công thức bạch cầu của gà bị bệnh sán dây so với gà khoẻ:

Công thức bạch cầu là tỷ lệ % của mỗi loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu. Các loài khác nhau thì có công thức bạch cầu khác nhau. Trong cùng một loài thì công thức này ổn định. Nhưng khi có bệnh thì công thức bạch cầu thay đổi. Sự thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.

Kết quả về sự thay đổi công thức bạch cầu của gà bị bệnh sán dây so với gà khoẻ được trình bày trong bảng 4.8 và hình 4.3.

Bảng 4.8: Công thức bạch cầu của g khoà ẻ v g bà à ị bệnh Công thức bạch cầu Gà khoẻ Gà bị bệnh sán dây n X ±mx (%) n X ±mx (%) Trung tính 7 25,86 ± 0,48 13 28,38 ± 0,21 < 0,001 Ái toan 7 7,28 ± 0,26 13 9,08 ± 0,27 < 0,01 Ái kiềm 7 - 13 - - Đơn nhân lớn 7 6,29 ± 0,56 13 7,08 ± 0,30 < 0,01 Lâm ba cầu 7 55,14 ± 0,51 13 56,15 ± 0,27 > 0,05

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy :

- Công thức bạch cầu của gà không bị bệnh sán dây như sau: Bạch cầu trung tính của gà khoẻ là 25,86 0,48 ± %, bạch cầu ái toan là 7,28 0,26 ± %, bạch cầu đơn nhân lớn là 6,29 0,56 ± %, lâm ba cầu là 55,14 0,51 ± %.

Theo Hồ Văn Nam (1982) [14], tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu ở gà là: bạch cầu trung tính 27,0%; bạch cầu ái toan 8,0%; bạch cầu đơn nhân 7,0%; lâm ba cầu 56,0%.

Như vậy, tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gà không bị bệnh sán dây đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

Khi xét nghiệm máu của gà bị bệnh sán dây, thấy công thức bạch cầu có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Bạch cầu trung tính tăng lên rõ rệt (28,38% so với 25,68%); mức độ sai khác rõ rệt (P<0,001).

- Bạch cầu ái toan của gà bệnh sán dây là 9,08% tăng hơn so với gà khoẻ (7,28%). Mức độ sai khác là khá rõ rệt (P < 0,01).

Trong công thức bạch cầu của gà khoẻ và gà bị bệnh sán dây đều không tìm thấy bạch cầu ái toan.

Bạch cầu đơn nhân lớn của gà bị bệnh sán dây (7,08%) tăng hơn so với gà khoẻ (6,29%) sự sai khác là khá rõ rệt (P < 0,01).

- Lâm ba cầu của gà bị bệnh (56,15%) tăng so với gà khoẻ (55,14%). Sự sai khác không rõ rệt (P > 0,05).

Vai trò của các loại bạch cầu là rất quan trọng đối với cơ thể: Bạch cầu trung tính có khả năng thực bào rất mạnh, chúng chuyển động có hướng tiến về vị trí bị viêm nhiễm. Bạch cầu ái toan giúp bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm tham gia vào việc giải độc. Bạch cầu đơn nhân cũng có vai trò thực bào kháng nguyên trong máu, bạch cầu đơn nhân tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm virus, ký sinh trùng, viêm nội tâm mạc cấp...(Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng, 2003 [25]).

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [22], Nguyễn Xuân Hoạt và cs (1980) [3] gia súc, gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng phản ứng tế bào (phản ứng viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu trung tính). Tác giả nhận xét : Hiện tượng tăng bạch cầu ái toan được coi là một chỉ tiêu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.

Từ kết quả của bảng 4.7 và 4.8 chúng tôi có nhận xét:

Một số chỉ số huyết học của gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ có sự thay đổi như: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của gà bị bệnh giảm đi so với gà khoẻ, ngược lại số lượng bạch cầu tăng lên so với gà khoẻ.

Nguyễn Thị Kim Thành và cs (2000) [18], khi nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh sán dây tới một số chỉ tiêu huyết học của gà tại ba huyện Thanh Trì, Từ Liêm và Đông Anh - Hà Nội, tác giả cho biết:

- Các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố) của gà ở khu vực Hà Nội có sự thay đổi theo giống và tính biệt.

- Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của gà bị nhiễm sán dây giảm đi rõ rệt nhưng số lượng bạch cầu lại tăng. Sự biến đổi này cũng xảy ra tương tự đối với nhóm gà bị nhiễm sán dây ở 2 lứa tuổi khác nhau.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã làm sáng tỏ hơn nhận xét này của tác giả.

4.1.4. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh

Mổ khám là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua mổ khám có thể phát hiện ra những biến đổi bất thường ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Nghiên cứu biến đổi bệnh tích đại thể là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ phá huỷ của sán dây ở cơ quan tiêu hoá của gà.

Để đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ, cường độ nhiễm cũng như bệnh tích đại thể do sán dây gây ra chúng tôi đã tiến hành mổ khám 210 gà trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)