Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)

Cũng như ở Việt Nam, bệnh sán dây gà gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới. Vì vậy, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh sán dây và đã thu được những kết quả có ý nghĩa đối với ngành chăn nuôi gia cầm trong đó có chăn nuôi gà.

Khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở 300 gà trưởng thành tại ba làng thuộc quận Gharb - Morocco từ năm 2002 - 2005, Hassouni T. và CS (2006) [31] cho biết đã tìm thấy các loài giun sán: Notocotylus gallinarum

(0,7%); Hymenolepis carioca (3,7%); R. echinobothrida (5,7%); Hymenolepis contaniana (7%); R. tetragona (9,3%); R. cesticillus (12%); Capillaria obsignata (6%); Subulura brumpti (15,3%); Ascaridia galli (9%); Heterakis gallinarum (10%); Cheilospirura hamulosa (2,7%); Dispharynx nasuta (5,3%) và Tetrameres sp (3,3%).

Mpoame và CS (1989) [35] kiểm tra trên 315 gà mua tại chợ Dschang (phía tây Camaroon), kết quả tìm thấy 10 loài giun sán. Trong đó gà nhiễm

R.tetragona với tỷ lệ 14,5%; không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa gà trống và gà mái. Gà thường nhiễm nặng vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10).

Permin A. và CS (1997) [40] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán theo mùa và khí hậu tại 6 làng trong vùng Morogoro (Tanzania) trên 600 gà được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả là: Tất cả các gà đều nhiễm giun sán với mức độ trung bình là 4,8 loài giun sán/gà ở mùa mưa và 5,1 loài giun sán/gà ở mùa khô. Tỷ lệ nhiễm các loài ở mùa mưa là: R. echinobothrida (41,3%), R. tetragona (25,3%), R. cesticillus (8,7%), ở mùa khô tương ứng là 46,3% và 2,7%. Như vậy tỷ lệ nhiễm theo mùa phụ thuộc vào loài sán dây.

Một nghiên cứu khác, Permin A. và CS (2002) [39] cho biết: Khi tiến hành nghiên cứu trên 50 gà con và 50 gà trưởng thành ở quận Gorromonzi thuộc Zimbabwe thấy, tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà con và gà trưởng thành có sự khác biệt tuỳ loài. Đối với loài R. echinobothrida gà con nhiễm 66%, gà trưởng thành nhiễm 34%; đối với loài R. tetragona gà con nhiễm tới 94%, gà trưởng thành nhiễm 100%.

Theo Abdelgder A. và CS (2008) [29], tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở gà trống và gà mái trưởng thành tại miền bắc Jordan có sự khác nhau tuỳ loài giun sán. Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli ở gà trống là 43%, gà mái là 28%; R. cesticillus ở gà trống là 11%, gà mái là 5%; tính chung cả gà trống và mái:

Davainea proglottina 1,4%; R. echinobothrida 16% và R. tetragona 18%. Số lượng ký sinh trung bình là 7 giun sán (biến động từ 1 - 168 giun sán/gà)

Magwisha H.B và CS (2002) [33] đã tiến hành khảo sát trên 100 gà tại vùng nông thôn ở Morogoro (Tanzania) thấy gà nhiễm 18 loài Nematoda, 8 loài Cestoda, không nhiễm Trematoda. Tất cả các gà đều nhiễm ít nhất ba loài giun sán khác nhau. Gà đang tăng trưởng có từ 4 - 14 giun sán/cá thể, gà trưởng thành có từ 3 - 12 giun sán/cá thể. Gà nhiễm cao ở mùa mưa. Tỷ lệ nhiễm hai loài sán dây Davainea proglottina; R. tetragona ở gà đang tăng trưởng là 9%, 36% và gà trưởng thành là 2%, 21% (P <0,05).

Tại Kenya, theo kết quả nghiên cứu trên 360 gà được chọn ngẫu nhiên từ vùng Yathui - Machakos của Mugube E.O và CS (2008) [36], tỷ lệ nhiễm giun sán là 93,3%. Trong đó tỷ lệ nhiễm Nematoda là 74,4%; tỷ lệ nhiễm

Cestoda là 68,1%; hai loài Cestoda nhiễm nặng nhất là R. echinobothrida

(33,3%) và Davainea proglottina (19,4%), gà trống nhiễm nặng hơn gà mái. Theo Eshetu Y và CS (2001) [30]: Khi kiểm tra 267 gà thả vườn tại 4 huyện của vùng Amhara - Ethiopia từ tháng 10 năm 1998 đến tháng 8 năm 1999 đã tìm thấy các loài sán dây với tỷ lệ nhiễm khác nhau: R. echinobothrida

(25,84%); R. tetragona (45,69%); R. cesticillus (5,62%); Davainea proglottina

(1,12%).

Kurt M. và CS (2008) [32], trong một cuộc khảo sát được thực hiện để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở 185 con gà từ 9 quận, huyện trong khu vực Samsun, miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7 năm 1999 và tháng 6 năm 2000 đã cho biết: Tổng cộng có 16 loài giun sán khác nhau đã được phát hiện. Các giun sán được tìm thấy là: Davainea proglottina (23%),

Raillietina echinobothrida (13%), Raillietina cesticillus (12%), Hymenolepis Carioca (10%), Raillietina tetragona (6%), Choanotaenia infundibulum (2%),

Amoebotaenia cuneata (2%), Echinoparyhium recurvatum (1%), Echinostoma revolutum (1%), Heterakis gallinarum (29%), Ascaridia galli (16%),

Capillaria caudinflata (12%), Capillaria retusa (6%), Capillaria bursata

(4%), Capillaria annulata (1%) và Syngamus trachea (2%).

Theo Poulsen J và CS (2003) [42], khi tiến hành một nghiên cứu để xác định tỷ lệ nhiễm các loài của giun sán của 100 gà ở Ghana, Tây Phi. Tất cả các con gà được kiểm tra (100%) đã bị nhiễm giun sán tiêu hóa; tổng số 18 loài được phát hiện. Các loài phổ biến là: Acuaria hamulosa (25%), Allodapa suctoria (20%), Ascaridia Galli (24%), Capillaria spp. (60%), Choanotaenia infundibulum (13%), Gongylonema ingluvicola (62%), Heterakis gallinarum

(31%), H. isolonche (16%), Hymenolepis spp. (66%), Raillietina cesticillus

(12%), R. echinobothrida (81%), R. tetragona (59%), Strongyloides avium

(2%), Subulura strongylina (10%), Tetrameres fissispina (58%),

Trichostronygylus tenuis (2%), cuối cùng là một loài Acanthocephalan (giun đầu gai) không xác định (1%) và một loài sán lá không xác định (1%).

Mohammed OB và CS (1988) [33] vai trò của một số loài kiến như vật chủ trung gian của sán dây ở gia cầm, tại Sudan tác giả đã tiến hành nghiên cứu tìm kiếm ấu trùng sán dây trong các mẫu chuồng gà tại các khu vực khác nhau của vùng. Pachycondyla sennaarensis, Messor gallaAcantholepis sp.

là các loài thu thập được từ các khu vực khảo sát. Tất cả các loài kiến đã được kiểm tra ấu trùng sán dây nhưng chỉ có P. sennaarensis mang ấu trùng (cysticercoid). Chúng giống với các nang sán của Raillietina tetragona.

Orlov. F.M và CS (1975) [28] cho biết gà bị nhiễm sán dây nặng thường thấy vào mùa mưa nhiều, ẩm độ cao, trời nóng chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời điểm thích hợp cho ký chủ trung gian phát triển. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ xuống thấp hơn, trời rét, khô hạn nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn.

Theo Nurelhuda I.E và CS (1989) [37]: Khi sử dụng Oxfendazole tẩy R. tetragona trên gà với liều 20; 10; 7,5; 5 và 2,5 mg/kgTT cho uống. Hiệu quả điều trị sán non là 100% ở liều 10mg/kgTT và 7,5 mg/kg TT đối với sán trưởng thành. Nếu sử dụng gấp đôi (20 mg/kg TT) gà cũng không có phản ứng lâm sàng.

Sử dụng Praziquantel điều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp. ở Sudan, kết quả cho thấy: Liều duy nhất với các mức 10; 7,5 và 5 mg/kg TT cho gà 7 ngày tuổi hiệu quả tẩy sán 100%, sử dụng liều 10; 5 và 2,5 mg/kg TT cho gà 17 ngày tuổi hiệu quả tẩy sán lần lượt là 100%; 97,1% và 95%. Thuốc

không gây phản ứng với các liều lượng đã sử dụng để tẩy sán dây cho gà (Nurelhuda I.E và CS,1989) [38]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rajendran M. và CS (1998) [43], cho biết kết quả nghiên cứu sử dụng Praziquantel điều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp: Khi sử dụng liều duy nhất 10 mg/kg TT với thuốc ở dạng viên và 0,15 ml/ kg TT ở dạng lỏng có hiệu quả điều trị cao. Praziquantel ở dạng lỏng tiêm vào bắp có hiệu quả điều trị tốt hơn, thuốc rất an toàn cho gà, hiệu quả điều trị cao với tất cả gà ở các lứa tuổi.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu gà thả vườn nuôi tại nông hộ, trại chăn nuôi gia đình ở TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010 * Địa điểm nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gia đình với quy mô khác nhau ở 3 phường: Quan Triều, Tân Long, Thịnh Đán và xã Đồng Bẩm của thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

* Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Bộ môn Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Bộ môn Vi sinh vật - Bệnh lý - Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Mẫu phân gà, mẫu đất ở xung quanh chuồng và vườn thả gà. - Gà ở các lứa tuổi

- Các phần ruột non ruột già, máu gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ.

- Kinh hiển vi quang học, kính lúp, máy ly tâm, hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại TP Thái Nguyên Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây gà ở các địa phương trong TP. Thái Nguyên.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi của gà. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ.

- Sự phát tán đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng, vườn thả gà.

3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

- Sự thải đốt sán hàng ngày của gà bị bệnh - Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh

- Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của gà bệnh so với gà khoẻ - Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh - Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán gây ra.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm sán dây

Bố trí lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Việc thu thập mẫu được tiến hành ngẫu nhiên tại các nông hộ và các trại chăn nuôi gà thả vườn. Số gà lấy mẫu phân bố ở các phường Tân Long, Quan Triều, Thịnh Đán và xã Đồng Bẩm của thành phố Thái Nguyên.

Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong các nghiên cứu ký sinh trùng học.

3.4.1.1. Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải, còn nguyên của gà các lứa tuổi. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có ghi rõ: Thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm, tuổi, giống, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng của gà (nếu có).

- Khu vực xung quanh chuồng gà: Lấy mẫu đất tương tự như cách lấy mẫu nền chuồng (80 - 100gam/mẫu).

- Mẫu đất bề mặt ở khu vực chăn thả: Tại mỗi khu vực chăn thả, lấy mẫu đất. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi rõ địa điểm và thời gian lấy mẫu (80 - 100gam đất bề mặt/mẫu).

Các mẫu đựơc xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây

Xét nghiệm đốt sán do gà thải ra trong phân: Lấy từng mẫu phân cho vào cốc thủy tinh, thêm 5 - 10 lần nước, khuấy tan rồi để yên 15 - 20 phút cho lắng xuống, gạn nước trên đi, lại cho nước vào, rửa đi rửa lại nhiều lần đến khi nước trong suốt thì được. Sau cùng gạn nước đi cho cặn vào đĩa Petri đặt trong tờ giấy màu đen để quan sát bằng mặt thường và kính lúp tìm đốt sán. Nếu có thì dùng bút lông hoặc lông gà để khời ra (Theo Phan Lục và CS, 1996) [12]. Những mẫu tìm thấy đốt sán dây được xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:

Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng đốt sán/lần thải phân bằng phương pháp soi kính lúp, đếm tất cả những đốt sán có trong mẫu.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của gà, cường độ nhiễm được quy định như sau:

- Cường độ nhiễm nhẹ : ≤ 10 đốt/ lần thải phân

- Cường độ nhiễm trung bình : 11 - 20 đốt/lần thải phân. - Cường độ nhiễm nặng : 21 - 40 đốt/lần thải phân

- Cường độ nhiễm rất nặng : > 40 đốt/lần thải phân

3.4.2. Phương pháp xét nghiệm đốt và trứng sán dây ở mẫu đất bề mặt nền chuồng và khu vực chăn thả nền chuồng và khu vực chăn thả

Mẫu đất được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm ngay được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4º C, không quá 3 ngày. Xét nghiệm đốt sán dây bằng phương pháp lắng cặn Benedek và xét nghiệm trứng sán dây bằng phương pháp Fulleborn.

3.4.3. Phương pháp mổ khám, thu thập bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể

- Mổ khám theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (2008) [7]: Để tìm sán dây ký sinh trong đường tiêu hoá, tiến hành mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già của gà.

Cách mổ khám: Dùng kéo nhọn, sắc cắt dọc theo chiều dài của rột và gạt toàn bộ chất chứa vào cốc thuỷ tinh dung tích 300ml có chứa nước sạch. Dùng phương pháp lắng cặn để tìm sán.

- Lấy các đoạn ruột non, ruột già của những gà bị nhiễm sán dây nặng, cố định trong dung dịch Formol 10 % để làm tiêu bản vi thể.

3.4.4. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn

3.4.4.1. Lứa tuổi gà

Tuổi gà được phân ra theo 3 lứa tuổi: ≤ 3 tháng tuổi

> 3 - 6 tháng tuổi ≥ 6 tháng tuổi

Trong quá trình lấy mẫu, loại trừ những mẫu không xác định được tuổi. Số mẫu xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà được phân bổ như sau: Tuổi gà ≤ 3 tháng tuổi > 3-6 tháng tuổi > 6 tháng tuổi Không xác định được Số lượng mẫu 124 175 238 131

3.4.4.2. Mùa vụ trong năm

Theo dõi trong 2 mùa - Mùa Xuân

- Mùa Hè

3.4.5. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà

Quan sát triệu chứng lâm sàng của những gà nhiễm sán dây (có kết quả xét nghiệm phân dương tính). Mổ khám gà để đếm số lượng sán ký sinh ở đường tiêu hoá và kiểm tra bệnh tích đại thể. Cắt đoạn ruột chứa nhiều sán, cố định trong dung dịch Formol 10% để làm tiêu bản vi thể. Lấy máu của những gà bị nhiễm sán nặng để xét nghiệm các chỉ số huyết học.

3.4.5.1. Phương pháp xác định sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh

Theo dõi gà đã xác định có nhiễm sán dây tại các hộ dân ở TP Thái Nguyên trong 5 ngày, xét nghiệm phân 3 lần/ngày (sáng, chiều, tối).

Thí nghiệm được bố trí trong mùa Xuân và mùa Hè

3.4.5.2. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định các chỉ số huyết học của gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ

* Phương pháp lấy mẫu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấy mẫu máu ở tĩnh mạch cánh gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ. Mỗi gà lấy 1ml máu vào ống nghiệm có nút cao su chứa 0,1 ml chất chống đông vô trùng, cho ống nghiệm chứa máu vào bình lạnh để bảo quản và đưa đi xét nghiệm trong ngày.

* Phương pháp xét nghiệm:

Các chỉ số huyết học: Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, công thức bạch cầu của gà bị bệnh và gà khoẻ được xác định trên máy Osmetech OPTI - CCA/Bloodgas Analyzen.

3.4.5.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá do sán dây gây ra do sán dây gây ra

* Phương pháp xác định những biến đổi bệnh tích đại thể:

Trong quá trình mổ khám, những gà có biểu hiện lâm sàng và nhiễm sán dây cường độ nặng (có số lượng sán dây ký sinh rất nhiều), được quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường và kính lúp phần ruột non, ruột già. Chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp xác định những biến đổi bệnh lý vi thể:

Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bằng phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin. Mỗi đoạn ruột đúc 4 block và mỗi block chọn 5 tiêu bản cắt mỏng. Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học Labophot - 2 và chụp ảnh bằng máy ảnh gắn trên kính hiển vi.

Phương pháp làm tiêu bản vi thể được tiến hành như sau:

+ Lấy bệnh phẩm: Cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương do sán dây gây ra (ruột non, ruột già).

+ Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formol 10%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)