3.3.4.1 Nội dung
Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm việc phát triển các loại sản phẩm mới tiêu thụ trên thị trường hiện tại hoặc bán cho khách hàng hiện tại. Chiến lược này có thể nhằm vào các sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ các mặt hàng của công ty.
Phát triển một sản phẩm riêng biệt như: dầu gội đầu, sữa rửa tay, gel vuốt tóc.
Hiện nay công ty đang tiến hành cải tiến các loại sản phẩm trong nước như: AMERY, PARK LAE về mẫu mã, kích cỡ các loại sản phẩm này.
3.3.4.2 Hoạch định thực hiện * Chiến lược phát triển sản phẩm * Chiến lược phát triển sản phẩm
Để đối phó với chính sách bảo hộ của các thị trường và giảm quyền lực của khách hàng, công ty có thể sử dụng nguồn tài chính mạnh của mình, sự am hiểu về thị trường, khách hàng để tìm và cung cấp những sản phẩm mới(có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mới..)
Công ty nên tăng cường kiểm soát thông tin, marketing, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, kiểm soát chất lượng khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra công ty cần chú ý về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm dịch vụ của mình, thay đồi hình thức thẩm mỹ của sản phẩm tạo ra những mẫu đạt tiêu chuẩn quốc tế đem lại hiệu quả cao cho khách hàng sử dụng.
- Năm 2009-2010 công ty bước đầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy
sản xuất sản phẩm sữa tắm trong nước, tạo ra sản phẩm nội đạt chất lượng cao mang phong cách truyền thống nhưng không kém phần hiện đại mà khi nhìn vào đó người ta không thể lẫn lộn sản phẩm của công ty Thy Long với bất kỳ sản phẩm của công ty khác.
- Năm 2011-2013 công ty sẽ tiến hành cải tiến về chất lượng sản phẩm
trên toàn diện.
3.3.4.3 Hiệu quả chiến lược.
- Tăng thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường - Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận
- Giúp doanh nghiệp có được sản phẩm có chất lượng cao. - Tạo ra được sản phẩm phục vụ khách hàng khó tính.
- Sản phẩm, dịch vụ được biết đến nhiều hơn nhờ mẫu mã bắt mắt khách. - Nếu nhiều công ty làm tốt chiến lược này cũng đem lại không ít lợi nhuận và có thể nổi trội so với đối thủ.
3.3.5 Chiến lược thông qua liên doanh 3.3.5.1 Nội dung 3.3.5.1 Nội dung
Tạo nguồn cung cấp vững chắc hơn cho công ty từ đó công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường cũng như phát triển sang các nước bạn. Trong chiến lược hội nhập ngược chiều công ty đã tiến hành hợp tác với công ty NEWLANE đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa tắm hạt. Nơi đây sẽ có được nguồn nguyên liệu ổn định, có được tìm năng thuận lợi lớn
nó cũng hấp dẫn nếu có những bất trắc về tính chất sẵn có, chi phí hay tính nhiệm của những cấp phát, tiếp liệu trong tươg lai.
3.3.5.2 Hoạch định thực hiện
Hiện tại nhu cầu về hóa mỹ phẩm của người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai ngày càng tăng vì vậy công ty phải chủ động tạo ra nguồn cung sản phẩm ổn định và đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nguồn cung cấp sản phẩm cho công ty là do đối tác phía Malaysia đảm trách, điều này cũng gây không ít bất lợi cho công ty, vì mỗi khi nhà cung cấp không sản xuất hàng thì phía công ty phải lệ thuộc trông đợi trong khi công ty đã hết hàng và người tiêu dùng hối thúc để mua sản phẩm của công ty. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển hàng về Việt Nam bằng đường thủy thì cũng mất khá nhiều thời gian. Đây cũng là nhân tố gây nên sự tốn kém và lợi nhuận của công ty
- Trong giai đoạn này công ty hợp tác với công ty NEWLANE cho ra sản phẩm sữa rửa tay vì hiện ay nhu cầu về mặt hàng này là rất lớn.
3.3.5.3 Hiệu quả chiến lược.
Sự hợp tác với công ty NEWLANE tại Bình Dương sẽ giúp công ty cải thiện hệ thống quản lý chất lượng và tăng cường khả năng kiểm soát về số lượng, chất lượng và giá nguyên liệu đầu vào. Công ty thoát khỏi tình trạng bị động về nguồn nguyên liệu.
Tạo điều kiện công ty cạnh tranh về giá cả sản phẩm dịch vụ của công ty với các đối thủ trên thị trường. chiến lược này đã mang lại tính nhân sinh cao giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân trong vùng.
Trong tình hình kinh tế thế giới thay đổi và nền kinh tế của Việt Nam có chuyển biến vượt bật, với mức độ hội nhập cao, công nghệ phát triển nhanh, phần lớn các công ty Việt Nam phải đối diện với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và nhiều rủi ro
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, đều gắn liền với hoạt động của nền kinh tế trong nước, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm vốn có sự cạnh tranh khóc liệt . Chính Sự cạnh tranh khóc liệt của các công ty hóa mỹ phẩm như hiện nay nên đòi hỏi các công ty phải có một chiến lược đúng đắn để đưa công ty mình ngày càng phát triển và do đó em chọn đề tài “ Đóng góp chiến lược phát triển cho công ty TNHH-TM Thy Long đến năm 2013”
Nhìn chung trong suốt quá trình hình thành và phát triển tuy công ty đã gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay cũng đã khắc phục để vượt qua và trong chương II của đề tài cũng đã khái quát về hình ảnh sơ bộ và thực trạng hiện nay của công ty Thy Long.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, do đó đã đưa ra những giải pháp mà theo tôi sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.
Các giải pháp như sau:
Xây dựng và hoàn thiện hoạt động Marketing cho phù hợp với thời kỳ mói. Công ty phải nhận thức được nghành nghề mà mình kinh doanh, phải có sự hiểu biết về luật pháp trong và ngoài nước, tiếp cận thông tin trong thương
Liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển mở rộng mạng lưới ra các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Luôn chăm lo đời sống cho CBCNV, tạo điều kiện cho NV được nâng cao nghiệp vụ để nhân viên an tâm làm việc lâu dài với công ty.
Công ty đã có chiến lược kinh doanh trong quá trình phát triển cần phải phát huy hơn nữa những điểm mạnh then chốt là uy tín, sự am hiểu về thị trường – khách hàng, chất lượng sản phẩm, quản trị và quản trị nhân sự, và đã đạt được lợi nhuận như kế hoạch.
Tóm lại sự phát triển của công ty Thy Long đã mang lại dấu ấn tốt đẹp cho thị trường hóa mỹ phẩm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hiện đại hơn sánh vai cùng các nước trên thế giới.
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh để đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô.
Phụ lục
Hình 1-2. Ma trận SPACE Hình 1-3. Ma trận BCG
Hình 1-4. Ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài Hình 1-5. Ma trận chiến lược chính
Hình 1-6. Ma trận QSPM
Bảng 1-1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong-bên ngoài Bảng 2-1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Bảng 3-1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Bảng 4-1. Ma trận SWOT
Sơ đồ 1-2. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2-2 Quy trình hàng nhập khẩu Sơ đồ 2-3 Quy trình hàng trong nước Bảng 1-2 Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2-2 Số lượng nhân viên công ty Bảng 3-2 Trình độ nhân viên
Bảng 4-2 Sản phẩm nhập khẩu Bảng 5-2 Sản phẩm trong nước
Bảng 6-2 Kết quả kinh doanh năm 2007 Bảng 7-2 Kết quả kinh doanh năm 2008 Bảng 8-2 Kết quả kinh doanh năm 2009 Bảng 9-2 Tổng hợp số liệu 3 năm Bảng 10-2 phân tích doanh thu
Bảng 12-2 phân tích kế hoạch kinh doanh
Bảng 13-2 phân tích Doanh thu, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Lương Bảng 14-2 Ước lượng kinh doanh năm 2010.
Hình 1-3 Mô hình Ma trận SWOT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Garry D. Smit, Danny R. Aronld, Bobby G. Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống kê -2003
2. Th.s Phạm Thị Thu Phương, Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, nhà xuất bản khoa học – kỹ thuật 2002
3. Nguyễn Hữu Lam, Đông Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, Quản trị
chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản giáo dục- 1998.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, nhà xuất bản đại học
quốc gia TP.HCM
5. PGS.TS Nguyễn thị Liên Diệp, & Th.s Phạm Văn Nam, Chiến lược
và chính sách kinh doanh, nhà xuất bản lao động xã hội 2006.
6. PGS.TS Vũ Thế Phú, Quản trị marketing, nhà xuất bản TP.HCM 2006.
7. Giáo trình quản trị Marketing của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công