đường nghèo
4.5 Khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản 1 Đất đa
4.5.1 Đất đai
Ở vùng ven biển ĐBSCL, hộ nghèo không có đất/ít đất (hộ không có đất hay có ít hơn 3.000 m2) chiếm tỷ lệ khá cao 40,4% so với 25% của hộ không nghèo (hình 4.10). Trong đó, cộng đồng người Khmer nghèo có tỷ lệ này cao hơn so với người Kinh-Hoa.
Hình 4.10 Tỷ lệ hộ dân không có đất/ít đất 24.7 22.6 25.0 27.9 28.0 27.9 40.1 42.1 40.4 Cả vùng Khmer Kinh-Hoa Hộ không nghèo Hộ nghèo Chung
Các hộ nghèo có ít đất canh tác hơn các hộ khá. Số liệu cho thấy, trung bình một hộ giàu có 13,7 ngàn m2 (công đất), gấp hơn 3 lần so với hộ nghèo nhất (chỉ có 4,4 công đất). Trung bình mỗi hộ Khmer thuộc nhóm chi tiêu nghèo nhất có 4,7 công đất, bằng 1/5 của hộ Khmer giàu nhất, trong khi hộ nghèo nhất của người Kinh-Hoa cũng có ít đất (4,7 ngàn m2 - thấp hơn hộ nghèo Khmer) nhưng bằng 1/3 của hộ Kinh-Hoa giàu nhất (bảng 4.9). Thực tế này phản ánh việc tích tụ và tập trung ruộng đất đang diễn ra khá mạnh trong cộng đồng người Khmer. Hệ quả là nổi lên một vấn đề lớn về sự cách biệt trong diện tích đất sử dụng trong cộng đồng người Khmer.
Bảng 4.9
Đất đai theo các nhóm chi tiêu và dân tộc
Các nhóm chi tiêu theo đầu người
Chung Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Diện tích đất (1.000 m2) 9,9 4,4 9,7 9,7 11,9 13,7 HộKhmer 9.8 4.7 7.4 5.6 14.8 20.8 Hộ Kinh-Hoa 9.9 4.3 10.1 10.0 11.3 13.1 Có đất (%) 100.0 15.8 21.3 20.7 21.0 21.3 Hộ Khmer 100.0 22.5 21.9 9.4 30.5 15.7 Hộ Kinh-Hoa 100.0 14.9 21.2 22.3 19.6 22.0 Không/ít đất (%) 100.0 29.5 17.9 18.1 18.1 16.4 HộKhmer 100.0 42.0 32.3 16.1 9.6 0.0 Hộ Kinh-Hoa 100.0 27.7 15.9 18.4 19.3 18.7
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Tình trạng việc làm của những người ít đất/không có đất. Khi không có đất để mưu sinh, các hộ nghèo phải chuyển sang các công việc khác để kiếm sống. Việc tìm hiểu các hộ không có đất làm gì để mưu sinh rất quan trọng nhằm hiểu rõ hoàn cảnh sống của họ. Kết quả khảo sát số liệu cho thấy những người từ 15 tuổi trở lên ở các hộ không đất thường (i) làm thuê cho các nông hộ khác (35,5%), (ii) tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc làm thuê cho những hộ phi nông nghiệp (39,1%), hoặc iii) nuôi gia cầm, hoặc trồng trọt đơn giản (25,4%). Thu nhập từ những việc làm này phụ thuộc vào tình trạng định cư,
mức độ đô thị hóa cũng như khả năng tận dụng cơ hội việc làm của những hộ không có đất.
Theo MDPA (2004), PPA thực hiện tại tỉnh Bến Tre phát hiện thấy rằng gần một nửa số hộ nghèo không có đất hoặc gần như không có đất để canh tác. Cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói bao gồm túng thiếu phải bán đất hoặc cầm cố đất do có những tai họa trong gia đình (ốm yếu hoặc kinh doanh thất bại) và nợ nần. Điều này ít là vấn đề trong những PPA tiến hành ở những địa bàn khác. Do nghèo túng và canh tác không hiệu quả, họ đã bán hoặc cầm cố đất rồi kiếm sống nhờ làm thuê theo mùa vụ, và việc làm của họ không ổn định.
Bảng 4.10 cho thấy giữa hộ giàu và hộ nghèo không chỉ khác nhau ở diện tích đất canh tác mà còn khác nhau ở cơ cấu doanh thu sử dụng đất nông nghiệp. Chẳng hạn, đối với nhóm chi tiêu nghèo thì hoạt động trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa) chiếm tỷ trọng lớn nhất (44%) trong doanh thu nông nghiệp (chỉ tính từ các hoạt động sản xuất chính, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng / khai thác thủy hải sản.), kế đến là thủy sản (37,5%), trong khi nhóm chi tiêu giàu thì nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập lớn nhất (hơn 66%) rồi mới đến ngành trồng trọt (25% tổng doanh thu).
Bảng 4.10
Doanh thu từ việc sử dụng đất nông nghiệp (triệu đồng)
Các nhóm chi tiêu theo đầu người Chung Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu
Doanh thu từ trồng lúa 4,7 4,1 3,8 3,2 5,0 6,8 Từ cây LT-TP, cây hàng năm khác 0,5 0,1 0,3 0,7 0,8 0,4
Từ cây công nghiệp hàng năm và lâu năm 1,2 1,8 0,9 1,5 0,8 2,5 Cây ăn quả 0,8 0 1,1 0,5 1,1 1,1
Sản phẩm phụ trồng trọt 0,2 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 Doanh thu từ trồng trọt (a) 7,368 4,6 6,4 6,7 7,9 11,1
Doanh thu từ chăn nuôi (b) 3,071 1,9 3,2 3,8 2,5 3,9 Doanh thu từ thủy sản (c) 14,0 3,9 6,9 12,5 17,4 29,3