đường nghèo
4.4.3 Cộng đồng người Khmer
3.8 3.3 3.9 2.1 3.6 Tự làm NN Làm thuê NN TM/KS/NH Chung Nam Nữ
(Các từ viết tắt: NN: nông nghiệp; TM/KS/NH: thương mại/khách sạn/nhà hàng) Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
4.4.3 Cộng đồng người Khmer
Người Khmer chiếm đại đa số trong nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng ven biển ĐBSCL. Họ chiếm 12,8% dân số nhưng lại chiếm đến 30% tổng số người nghèo. Nhìn chung, người Khmer có tỷ lệ nghèo cao hơn người Kinh - Hoa (29,5% so với 22,5%) và mức độ thiếu hụt trong chi tiêu so với chuẩn nghèo cũng lớn hơn (7,3% so với 5,7%). Tỷ lệ hộ Khmer rơi vào nhóm chi tiêu nghèo cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở người Kinh-Hoa, 28% so với 18,4% (hình 4.8). Ở nhóm chi tiêu giàu thì ngược lại, hộ người
Hình 4.8 18.4 28.0 60.5 60.7 21.1 11.3 0% 20% 40% 60% 80% 100% Kinh-Hoa Khmer Nhóm nghèo Nhóm giữa Nhóm giàu
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.
Người dân nghèo Khmer có rất ít cơ hội kiếm được việc làm, và những việc làm họ có thể kiếm được hầu hết là lao động giản đơn thu nhập thấp. Rất ít người Khmer kiếm được việc làm tại các xí nghiệp ở địa phương hay đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động (MDPA, 2004). Nguyên nhân chính là do người Khmer nghèo có trình độ học vấn rất thấp và nhiều người trong số họ mù chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer. Khảo sát số liệu Vùng ven biển ĐBSCL cho thấy, người Khmer nghèo (chỉ tính từ 15 tuổi trở lên) trung bình chỉ học hết lớp 2, hơn 65% không biết đọc, biết viết và 3% có trình độ chuyên môn và kỹ thuật.
Hình 4.9a cho thấy người Khmer có số năm đi học ít hơn người Kinh-Hoa. Có sự khác biệt khá lớn về trình độ học vấn của chủ hộ (kể cả nam hay nữ) giữa hai cộng đồng người Kinh-Hoa và Khmer. Số năm đi học trung bình của chủ hộ người Kinh-Hoa là 4,9 năm cao hơn chủ hộ người Khmer (3,1 năm). Học vấn của những người trưởng thành giữa hai cộng đồng dân tộc này cũng có sự khác biệt, nhóm người Kinh-Hoa có số năm đi học cao hơn người Khmer 1,1 năm đi học (hình 4.9b).
Số năm đi học của nữ thấp hơn so với nam, đặc biệt là phụ nữ người Khmer. Chủ hộ là nữ người Khmer chỉ có 1,2 năm đi học so với 2,7 năm của người Kinh-Hoa. Đối với những người trên 15 tuổi, phụ nữ Khmer trung bình có 3,4 năm đi học so với 5 năm của phụ nữ Kinh-Hoa.
Hình 4.9a-b
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.