0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Phân tích điểm mạnh điểm yếu hoạt động Kinh Doanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÚ KHANG GIA (Trang 56 -58 )

III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 3.1 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

3.2.1 Phân tích điểm mạnh điểm yếu hoạt động Kinh Doanh

Hiện tại Công ty cổ phần Phú Khang Gia đang thực hiện chiến lược “Thâm Nhập Thị

Trường”. Qua quá trình làm việc tại Công ty tôi nhận thấy Công ty có những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế như sau:

Điểm mạnh chung :

- Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, nhiều mặt hàng, phong phú nhiều chủng loại hàng hóa;

- Sản phẩm Công ty kinh doanh cũng được các Công ty, tập đoàn nổi tiếng hàng đầu trên thế giới phân phối như Điện tử LG, SamSung……..;

- Chiến lược mà Công ty đang tiến hành thực hiện đang phát huy có hiệu quả;

- Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, có trình độ từ cao đẳng đến đại học chiếm 65% tổng số nhân viên.

Cụ Thể :

- Số lượng đại lý tăng lên nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phòng kinh doanh đang mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận thành phố như Bình Dương, Nha Trang, Vũng Tàu, Long An….;

Mảng Tư vấn thiết kế và Công ty cửa:

- Số lượng khách hàng là các Công ty tư vấn thiết kế và Công ty cửa gỗ ngày càng tăng lên;

- Số lượng các Công ty lớn, có tiếng trên thị trường xây dựng, kiến trúc và chuyên cung cấp, kinh doanh về cửa gỗ chiếm 1/3 số lượng khách hàng .

Điểm yếu :

- Chiến lược của Công ty đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng;

- Sản phẩm của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại với rất nhiều tính năng khác nhau nên có lúc nhân viên sales không hiểu hết về sản phẩm có lúc còn lúng túng trong việc tư vấn cho khách hàng

- Do số lượng khách hàng cả 3 mảng tư vấn - thiết kế - chủ đầu tư, các Công ty kinh doanh cửa gỗ, đại lý rất lớn nên các nhân viên sales phụ trách từng mảng khách hàng có rất ít thời gian chăm sóc khách hàng. Vì vậy đã có một số khách hàng đã dần quên thương hiệu Công ty;

- Giá của sản phẩm tùy chủng loại còn khá cao nên hạn chế trong việc mua hàng của khách;

- Công ty chưa có một chiến lược marketing, quảng cáo nào thật sự hiệu quả để người tiêu dùng biết đến mặc dù sản phẩm của Công ty có nhiều tính năng ưu việt hơn so với nhiều sản phẩm khác;

- Công ty còn hạn chế trong việc hỗ trợ khách hàng (cấp 1) trong việc trưng bày các sản phẩm mẫu, nhất là mảng đại lý, nơi có số lượng khách hàng ra vào và tiếp xúc sản

phẩm nhiều nhất. Các đại lý trưng bày và bán rất nhiều sản phẩm với sự đa dạng về chủng loại nếu Công ty hạn chế trong việc trưng bày sản phẩm mẫu thì các chủ cửa hàng đại lý thông thường sẽ giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mẫu có sẵn. Tình hình trên cũng xảy ra đối với lĩnh vực tư vấn thiết kế và các Công ty kinh doanh cửa gỗ (đây cũng là hạn chế lớn nhất của phòng kinh doanh hiện nay);

- Công ty chưa có một chiến dịch hỗ trợ và chăm sóc các đại lý nhất là trong các dịp lễ tết nên chủ các cửa hàng này đôi lúc không mặn mà với Công ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÚ KHANG GIA (Trang 56 -58 )

×