4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1.2.1 Chức năng hoạt động
a) Đối với nhà nước
hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày bao gồm các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu như mì tôm, đường, sữa, bánh kẹo, nước khoáng, và các loại nước giải khát khác. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm hải sản và các loại máy móc thiết bị.
Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp tất cả các mặt hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, tạo việc làm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên.
b) Đối với nhà cung cấp và khách hàng
Bán hàng và khuyến mãi: công ty có một lực lượng bán hàng có thể giúp nhà sản xuất vươn tới những khách hàng nhỏ với phí tổn tương đối thấp. Công ty cũng có nhiều mối quan hệ kinh doanh và được khách hàng tin tưởng.
Thu mua và hình thành các loại sản phẩm: công ty có khả năng lựa chọn và hình thành những loại sản phẩm mà khách hàng cần, nhờ vậy khách hàng đỡ mất công tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau.
Phân lô các hàng hóa: tiết kiệm cho khách hàng của mình nhờ mua những lô hàng lớn rồi phân ra thành những lô nhỏ.
Lưu kho: bảo quản hàng dự trữ, nhờ vậy giảm được chi phí lưu kho và rủi ro cho những người cung ứng và khách hàng.
Vận chuyển: Đảm bảo giao hàng nhanh hơn cho người mua, bởi vì họ gần khách hàng hơn so với các nhà sản xuất.
Tài trợ: công ty tài trợ cho khách hàng của mình khi bán chịu cho họ, đồng thời cũng tài trợ cho cả những người cung ứng khi đặt hàng trước và thanh toán kịp thời.
Gánh chịu rủi ro: chịu các tổn thất như mất cắp, hư hỏng, lỗi thời.
Cung cấp thông tin về thị trường: Công ty cung cấp cho người cung ứng và khách hàng của mình những thông tin về hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm mới, về tình hình biến động giá cả.
2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
Nhiệm vụ :
Đối với nhà nước:
Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh.
Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thông lệ cũng như quy ước quốc tế.
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình.
Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được giao như lợi nhuận, thuế, khấu hao
tài sản.
Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhằm phát triển nguồn vốn, bảo đảm có lãi cho
tái sản xuất đồng thời giải quyết mọi quyền lợi và lợi ích của người lao động.
Tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách pháp lệnh của nhà nước trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội…
Đối với đơn vị kinh tế khác:
Chủ động liên kết kinh tế, hợp tác với các nhà sản xuất, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác.
*Chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng và các bạn hàng. Đối với nội bộ:
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với chế độ 1 thủ trưởng trong quản
lý, điều hành trên cơ sở quyền làm chủ tập thể thuộc về cán bộ công nhân viên.
* Quan tâm, hỗ trợ để cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
* Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở và sự hợp tác giữa các bộ phận, tất cả vì sự phát triển của công ty.
Liên tục cải thiện điều kiện môi trường làm việc, áp dụng các chính sách khen thưởng hợp lý, đúng lúc để tạo động lực thúc đẩy mọi người trong công ty tích cực làm việc.
Quyền hạn:
Tự chủ trong quan hệ sản xuất kinh doanh.
Tự xác định quy mô sản xuất kinh doanh và thực hiện một số chỉ tiêu đối với
nhà nước.
Tự chủ về tài chính, được quyền sử dụng vốn cố định trong kinh doanh và quyền tạo vốn lưu động.
Được liên doanh liên kết với mọi hình thức sở hữu, quyền lựa chọn khách hàng trong mua bán và giao dịch với nhiều ngân hàng cùng lúc.
Tự chọn hình thức trả lương, được xác định quỹ lương, thưởng theo năng suất lao động và trình độ cán bộ công nhân viên.