Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu, phân tích đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO (Trang 65 - 69)

Phân khúc thị trường giá thấp – siêu thị trường hàng nhái:

Hiện nay phân khúc thị trường này tại Việt Nam có thể nói là sôi động nhất, với số lượng tiêu thụ lớn nhất, đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại phân khúc này là các công ty không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc, một số cơ sở may mặc nhỏ lẻ.

Hàng hóa được phân phối rộng khắp thông qua các kênh không chính thức, giá cả cực rẻ và chất lượng trung bình.

Do vấn đề về kênh phân phối nên không thể điều tra rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Mẫu mã phong phú và đa dạng, đồng thời có một số mẫu mã truyền thống, chủ yếu là các mẫu mã được sao chép lậu từ những mẫu thời trang truyền thống của các thương hiệu nổi tiếng, điển hình là kiểu áo thun có cổ của Lacoste, áo thun thể thao Adidas…

Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của thị trường này chủ yếu dựa vào sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ Việt Nam về vấn đề sở hữu trí tuệ, chống hàng gian, hàng giả.

Do ưu thế về giá cả và mẫu mã phong phú, vấn đề xây dựng thương hiệu trong phân khúc này là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí có hại (do kinh doanh hàng nhái nhãn hiệu).

Khó có thể kết luận được đường lối kinh doanh này có gọi là phạm pháp hay không, tuy sản phẩm vi phạm nghiêm trọng về điều luật sở hữu trí tuệ, ngoài ra một số kênh buôn bán không chính thức còn vi phạm quy định về trật tự đô thị, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của loại hình này dường như đã ngầm cho thấy sự “hợp pháp” của nó.

Phân khúc thị trường giá trung bình – thấp – thời trang của giới trẻ:

Là thị trường sôi động thứ nhì sau phân khúc thị trường giá thấp với doanh thu tương đương, hoặc thậm chí cao hơn, tuy nhiên chi phí đầu tư cũng lớn hơn.

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong thị trường này có thể tính đến một vài hệ thống shop thời trang nổi tiếng mang thương hiệu Việt Nam như: Nino Max, Pt…, ngoài ra còn vô số các shop nhỏ lẻ với rất nhiều tên gọi khác nhau.

Đặc điểm:

Hàng hóa có chất lượng không đồng nhất tùy thuộc theo giá cả.

phong cách thời trang dành riêng cho giới trẻ đến những phong cách thời trang cổ điển hơn được lặp lại từ những năm 90.

Các doanh nghiệp trong thị trường này cực kì linh hoạt trong việc nắm bắt thị hiếu thời trang, đồng thời chủ động tạo ra hiệu ứng thời trang mới rất tốt.

Giá cả sản phẩm không hề rẻ (tính ra tỉ lệ giá cả/ chất lượng có thể còn kém hơn phân khúc thị trường giá thấp), nhưng chấp nhận được, hàng hóa bán theo đợt, và khi hết đợt thì thường thanh lý giá rẻ (sale off vào các dịp đặc biệt, hoặc bán ra ngoài theo kênh không chính thức).

Mặc dù hàng hóa mang nhãn hiệu của các hệ thống thời trang trên, nhưng thực ra khó có thể tra rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vấn đề thương hiệu bắt đầu từ phân khúc này đã trở nên quan trọng, ngoài ra sự cạnh tranh về mẫu mã diễn ra khá quyết liệt. Sản phẩm được đánh giá cao trong phân khúc này nhờ đặc tính “duy nhất” hay còn gọi là “hiệu ứng hàng độc”, nhưng thực tế rất khó giữ bí mật hoặc bảo hộ sở hữu trí tuệ về kiểu mẫu. Cách cạnh tranh duy nhất là liên tục cho ra đời những sản phẩm mới, điều này cũng phần nào giải thích vì sao số lượng mẫu mã trong phân khúc này lại phong phú đến như vậy, đồng thời khi sản phẩm mất đi tính “duy nhất” hoặc đã lỗi thời sẽ được thanh lý giá rẻ.

Phân khúc thị trường này và phân khúc thị trường giá thấp có thể nói tận dụng cực kì tốt văn hóa kinh doanh “tiểu thương” của người Việt.

Phân khúc thị trường giá cao – giá trị Hi-end:

Phân khúc thị trường có số lượng bán ra thấp nhất, nhưng lợi nhuận cực kì khủng khiếp, ngoài ra do một số đặc thù, phân khúc này gần như bão hòa và rất khó chấp nhận thương hiệu mới.

Điển hình về các doanh nghiệp kinh doanh thành công trong ngành này có 2 nhóm chủ yếu: nhóm thương hiệu thời trang nổi tiếng nước ngoài như : Lacoste, Adidas, Polo…. Ngoài ra có nhóm kinh doanh liên kết như nhãn liên kết thương hiệu Piere Cardin…

Giá cả siêu cao, chất lượng cực kì tốt, mẫu mã thời trang mang nhiều phong cách, xu hướng thời trang cực kì mới (thậm chí đôi khi đi trước quá xa so với thị trường).

Do yêu cầu gắt gao về chất lượng, đa phần sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Số lượng bán ra thấp nhằm đảm báo tính “duy nhất” của sản phẩm, mỗi thương hiệu luôn có một hoặc một số dòng sản phẩm riêng đã được đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Thật ra đảm bảo được tính duy nhất của sản phẩm cũng không hoàn toàn nhờ vào sở hữu trí tuệ, mà chủ yếu là vấn đề chất lượng và kĩ thuật để tạo ra sản phẩm đi trước quá xa so với thị trường, do đó các hàng hóa làm nhái không thể cạnh tranh nổi về chất lượng.

Lợi dụng tối đa tâm lý thích thể hiện mình thông qua vẻ bề ngoài của một số bộ phận người Việt.

Thị trường này có một số điểm yếu, dẫn đến bão hòa và rất khó chấp nhận thương hiệu mới :

Đầu tiên là sự vượt trội so với mặt bằng tiêu dùng Việt Nam về cả giá cả lẫn phong cách tiêu dùng, dẫn đến thị trường bị thu hẹp.

Chi phí đầu tư rất lớn, đòi hỏi kĩ thuật cao, hệ thống nhân sự phức tạp, hệ thống phân phối cao cấp, ít có doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để tham gia kinh doanh.

Cuối cùng là sự ảnh hưởng cực mạnh của giá trị thương hiệu, thị trường nhỏ với những thương hiệu đã có chỗ đứng từ trước khiến không gian phát triển của thương hiệu mới gần như không có. Tuy nhiên, thị trường này đang có xu hướng mở rộng trong tương lai, điều này có khá nhiều nguyên nhân, và cũng có khá nhiều điểm mâu thuẫn. Mâu thuẫn đầu tiên là: trong khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng không đáng kể, và chủ trương chính sách của nhà nước đang khuyến khích tiết kiệm, việc xu hướng thời trang Hi-end mở rộng là điều tương đối “khó hiểu”. Nguyên nhân có thể do sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đang gia tăng

theo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó thói quen tiêu dùng bị ảnh hưởng từ những nước tư bản chủ nghĩa.

Ngoài ra có thể tính đến tâm lý của một số bộ phận người tiêu dùng Việt Nam phát sinh nhu cầu khẳng định chính mình sau khi điều kiện kinh tế khá hơn. Mâu thuẫn tiếp theo là: sự mở rộng của thị trường đánh giá một xu hướng kinh tế mới khá lạc quan, nhưng lại ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định của xã hội với nhiều hệ lụy không tốt (như hiện tượng chảy máu ngoại tệ do tỉ trọng nhập khẩu tăng, tạo nên thói quen tiêu dùng không thích hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay). Chính phủ chưa cho thấy cái nhìn thích đáng về xu hướng này.

Một phần của tài liệu 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO (Trang 65 - 69)