Nguồn: Thông tin Thuơng mại chuyên ngành Dệt May số Tết Mậu Tý 200, 2/01-11/02/

Một phần của tài liệu 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO (Trang 36 - 38)

Từ năm 1991 đến nay, danh mục hàng hóa dệt may ngày càng được mở rộng và phong phú hơn trước. Năm 1992 – 1993 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam được bổ sung thêm loại áo Jacket, sơ mi cao cấp, sản phẩm dệt kim và trở thành sản phẩm chủ đạo xuất khẩu. Các loại hàng này ngay lập tức trở thành sản phẩm sản xuất chủ yếu tại các doanh nghiệp may Hàn Quốc vì các doanh nghiệp này có máy móc trang thiết bị hiện đại, được đầu tư công nghệ tốt. Cho tới năm 1995, số loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới 38 chủng loại trong đó có 24 chủng loại đã phân bố hạn ngạch cụ thể là các chủng loại cat 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 12, 14, 15, 19, 21, 24, 26, 29, 34, 68, 73, 78, 79, 83, 97, 118, 161.

Sản phẩm chính của 355 doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm:

Sản phẩm may:

Áo Jacket Quần áo lót Quần áo thể thao Quần tây, váy ngắn Sản phẩm Jean Túi xách, balo Áo thun

Áo sơ mi cao cấp Gối, khăn trải giường Nón lưỡi trai

Veston nam nữ Blouse

Thú nhồi bông

Khăn quàng cổ, găng tay Áo khoác

Phụ kiện quần áo

Sản phẩm dệt:

Vải: vải polyester, lụa,

Chỉ sợi: cotton, polyester, Spandex, chỉ may, chỉ thêu Đai: nylon, poly, PP, cotton

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp Hàn Quốc là áo sơ mi cao cấp nam, T-shirt, jacket, các chủng loại vải để cung cấp cho nhu cầu thế giới…. Tuy nhiên, nếu so với các nước có trình độ tiên tiến về ngành dệt may như Hàn Quốc, Trung Quốc… thì sản phẩm của họ rất nhiều, có đến hàng trăm loại, ngay cả cách phân bổ hạn ngạch vào thị trường Mỹ những năm trước 2005 của Trung Quốc cũng đa dạng hơn Việt Nam, hơn thế còn phong phú về mẫu mã, màu sắc và thiết kế độc đáo. Hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam làm được do chủ yếu là sản xuất gia công.

Lý giải cho vấn đề này một phần do ảnh hưởng chung của ngành dệt may, còn thiếu đội ngũ thiết kế giỏi, sáng tạo, thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may khiến các doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để nhập nguyên liệu sản xuất, khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí các khâu không cần thiết trong thời gian này để nâng cao sức cạnh tranh về giá. Mặt khác các doanh nghiệp Hàn Quốc đều muốn thu hồi vốn sau khi đã đầu tư một khoảng lớn vào sản xuất ban đầu nên chỉ tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam được đánh giá là tốt trên thị trường xuất khẩu thế giới nhằm nâng cao sức cạnh tranh thu lợi nhuận cao. Đây là một vấn đề cần được các doanh nghiệp Hàn Quốc chú ý trong thời gian tới để khắc phục sản phẩm của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO (Trang 36 - 38)