a. Kết cấu hạ tầng vật chất kĩ thuật:
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
Từ những phân tích trên cho thấy, nhìn chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là trung bình so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vận dụng phương pháp SWOT như đã trình bày trong chương cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đang gặp phải so với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may của công ty mẹ tại Hàn Quốc. Qua đó, tác giả xin đưa ra quan điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
Ma trận SWOT cho các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm khá - Công nghệ sản xuất tiên tiến - Sự liên hệ mật thiết với các công ty mẹ ở Hàn Quốc -> được hỗ trợ tốt về thiết bị lẫn kỹ thuật tạo mẫu.
Điểm yếu
- Tỷ lệ lao động trình độ thấp cao - Tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu cao - Chưa có thương hiệu riêng
- Tỉ lệ máy móc thiết bị cũ, dùng lại cao -> giảm hiệu suất và tăng rủi ro trong sản xuất -> giá thành sản phẩm tăng.
Cơ hội
- WTO - mở rộng thị trường xuất khẩu
- Thuế xuất khẩu vào các thị trường giảm
- Chế độ hạn ngạch được bãi bỏ
Đe dọa
- Mức độ cạnh tranh cao, gay gắt - Thị phần có thể giảm, bị ảnh hưởng bởi cơ chế giám sát hàng nhập khẩu của các thị trường lớn như Mỹ, EU - Vai trò hiệp hội dệt may Hàn Quốc yếu kém
2.3.1. Điểm mạnh
Về sản phẩm: Nhờ hầu hết tập trung phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đã tạo được những tiêu chí kĩ thuật và chất lượng sản phẩm tương
đối tốt hơn so với các doanh nghiệp có thương hiệu được đánh giá cao tại Việt Nam. Ngoài ra, các công ty Hàn Quốc còn được sự hỗ trợ gắt gao từ phía các công ty mẹ, tạo cho họ ưu thế rất lớn về công nghệ sản xuất lẫn thời trang tạo mẫu.
Điều này lý giải tại sao năm 2007 đã có nhiều doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Đặc biệt, công ty HANSAE Việt Nam năm 2007 đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam với kim ngạch đạt 101,72 triệu USD, trong khi đó doanh nghiệp đạt kim ngạch cao nhất trong số các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tại khu vực này chính là Thành Công với kim ngạch 33 triệu USD, cách khá xa với con số mà các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đạt được.12
Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu áo thun một số doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc và Việt Nam 2007
Tên doanh nghiệp Hàn Quốc
Tổng kim ngạch
Tổng kim ngạch
Tên doanh nghiệp Việt Nam
Hansae Việt Nam 101,72 33,06 Dệt may Thành Công Han-Soll Vina 91,53 15,360 Tổng cty dệt may Hà
Nội
EINS Vina 17 3,11 Dệt may Gia Định
Jung Kwang Việt Nam 12,34 7,59 Cty cổ phần May
Phương Nam
Sam Kwang Vina 2,5 4,96 Cty cổ phần may
Phương Đông
Nobland Việt Nam 6,97 2,13 Cty may Việt Tiến
Nguồn: thông tin Thương mại chuyên ngành De65y May – số Tết Mậu Tý, 28/01- 11/02/2008, trang 10
Mặt khác, nhờ sự phát triển của công nghệ giải trí Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng và tại Châu Á nói chung, các doanh nghiệp may mặc Hàn Quốc có lợi thế trong việc định vị xu hướng thời trang mới (xu hướng theo chân các diễn viên, người mẫu xứ Hàn). Đây là ưu điểm vượt trội cải thiện rõ rệt khả năng cạnh tranh của họ, đặc biệt là những doanh nghiệp Hàn Quốc có thị trường chủ yếu tại Châu Á.
Có thể thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc sở hữu rất nhiều ưu thế so với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc chính là các doanh nghiệp dệt may với vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản, vốn là những nước có thị trường dệt may khá lớn, ngoài ra còn sở hữu ưu thế từ thị trường nội địa của các công ty mẹ.
Về máy móc thiết bị, công nghệ:
Mức độ công nghệ và trình độ của máy móc của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc vào loại khá so với mức trung bình tại Việt Nam.
Các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp này đa phần được nhập lại từ các công ty mẹ ở Hàn Quốc do đó, trình độ máy móc ở đây cách 5-8 năm so với thế giới, trong khi mức trung bình của Việt Nam là 10-15 năm. Một ưu điểm khác mà các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đang nắm giữ đó là trình độ công nghệ sản xuất, được tiếp thu từ các công ty mẹ ở Hàn Quốc, nhất là những tiến bộ trong quy trình sản xuất dệt khép kín để đảm bảo lượng công nghệ trong sản phẩm, hoặc các công nghệ về sản phẩm dệt may mới như: vải siêu bền, chống thấm, hút ẩm cao, hay loại vải tự phân hủy bằng vi sinh sau khi đã qua sử dụng.
Mối liên hệ với các công ty mẹ tại Hàn Quốc:
Các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đang có một lợi thế mà không doanh nghiệp dệt may nước ngoài nào có được là việc kế thừa công nghệ sản xuất hiện đại từ Hàn Quốc, một quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển công nghệ và nghiên cứu sản phẩm mới cho ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp dệt may một thời vực dậy cả nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1960.
2.3.2. Điểm yếu
Như đã trình bày ở trên, hiện nay ngành dệt may phải nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn. Hằng năm dệt may Việt Nam phải nhập đến hơn 70% nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo đó, năm 2007, các doanh nghiệp Hàn Quốc dẫn đầu cả trong xuất khẩu hàng dệt may lẫn nhập khẩu nguyên liệu cho mặt hàng này. Điển hình như trong nhập khẩu vải năm 2007, công ty TNHH HANSAE VN nhập khoảng 74 triệu USD, hay công ty TNHH SENSHIN VN cũng nhập khoảng 68 triệu USD vải.13
Việc nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng vọt. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận, khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng đành chấp nhận chịu lãi ít hoặc lỗ để giữ quan hệ với đối tác.
Đặc biệt trong điểm Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn dệt may vào Việt Nam theo cam kết WTO, nếu tình hình cứ kéo dài trong những năm tới thì các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là các doanh nghiệp ít vốn, sẽ khó có thể tiếp tục hoạt động do sản xuất không sinh lời, hoặc rơi vào tình trạng nợ nần khó chi trả cho các ngân hàng, khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao.
Chính vì điều này mà Nhà nuớc và Chính phủ Việt Nam đã đề ra kế hoạch sẽ tăng lượng sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để đến năm 2010 có thể đáp ứng được 50% -70% nhu cầu sản xuất dệt may trong nước.
Vấn đề lao động:
Hiện nay, số lượng lao động tại các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc chiếm khoảng 20% tổng số lao động ngành dệt may. Đây không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, số lượng lao động có tay nghề cao không nhiều. Nếu tính riêng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lao động không qua đào tạo chiếm đến 72,9%.14
Tuy giá nhân công rẻ là sự hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào ngành dệt may nhưng với chất lượng lao động như vậy khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của việc hội nhập.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do công tác dạy nghề đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp chưa có sự chủ động và quan tâm đúng mức. Nhất là đối với ngành dệt may, đa số lao động trong ngành đều phải tự học là chính. Chính những nguyên nhân trên khiến cho công nhân ngành dệt may có kỹ năng và trình độ rất kém. Nếu các doanh nghiệp Hàn Quốc còn muốn duy trì lợi thế cạnh tranh về lao động thì nên chủ động hơn trong đào tạo và tuyển dụng.
Một vấn đề khác là sự không ổn định về số lượng lao động, các nguyên nhân chủ yếu gồm có:
Do trong thời gian qua khá nhiều doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đã sa thải rất nhiều công nhân của mình.
Bởi ảnh hưởng của lạm phát và giá cả leo thang nên các doanh nghiệp muốn duy trì lợi nhuận và vốn sản xuất đành tìm cách giảm bớt chi phí sản xuất mà sa thải lao động là một phương pháp được chọn nhiều nhất.
Do nhu cầu vốn cho việc tái sản xuất, các doanh nghiệp này phải chấp nhận trả lương trễ cho công nhân, hoặc yêu cầu các công nhân làm thêm giờ nhưng không được hưởng lương theo chế độ hợp lý.
Các nguyên nhân kể trên đã gây nên sự bức xúc trong công nhân, khiến đình công xảy ra liên tiếp tại nhiều khu công nghiệp trong thời gian qua. Điển hình như vụ đình công tại công ty ELAND Việt Nam xảy ra vào tháng 5-2008, hay vào 5/1/2006,