14 Nguồn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia [2] trang 151.
3.2.2 Về phía các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc
Các sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam đa phần là hàng xuất khẩu chất lượng cao. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và nhất là sau khi hạn ngạch dệt may được bãi bỏ năm 2005 thì việc xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp này càng phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cải thiện Chất lượng sản phẩm:
- Có thể thấy đa số các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam có cơ cấu và chất lượng sản phẩm dệt may khá tốt, do được đầu tư máy móc trang thiết bị đầy đủ và khá hiện đại. Nhiều doanh nghiệp có những công nghệ sản xuất từ nước ngoài, nhất là Hàn Quốc. Do đó, để duy trì ưu thế này, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc cần thực hiện một số giải pháp sau:
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng của nguyên vật liệu mua vào, tạo mối quan hệ tốt với đối tác cung cấp nguyên liệu để có nguồn cung cấp ổn định và chất lượng. Cần có hệ thống kho bãi tốt để bảo quản chất lượng nguyên liệu như bông, sợi là những mặt hàng rất dễ bị ẩm dẫn đến hư hỏng.
Tiến hành đưa nhà máy sản xuất của doanh nghiệp vào quy trình quản lý chất lượng ISO nếu các doanh nghiệp chưa có chứng chỉ ISP để đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng cần thiết; nhất là hàng xuất khẩu qua EU (luôn đòi hỏi phải là hàng đạt ISO 9000). Còn đối với các doanh nghiệp đã có chứng chỉ này thì tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu quản lý, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì… để có các sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mẫu mã kiểu dáng mới hợp thời trang. Để làm điều này trước hết các doanh nghiệp cần tích lũy một phần lợi nhuận để dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt của công ty nhằm tiến hành hoạt động R&D có hiệu quả hơn.
Đột phá trong khâu thiết kế - thương hiệu:
- Nếu chỉ gia công hoặc sản xuất theo giá FOB sẽ không thu được nhiều lợi nhuận do giá nguyên liệu quá cao. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào thị trường dệt may thế giới thông qua Việt Nam thời hậu WTO thì các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn giữa các nhà sản xuất với nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao, nên giá trị thẩm mỹ của hàng dệt may cũng phải được nâng lên để đáp ứng nhu cầu này. Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang chuyển từ phương thức
gia công cho các công ty mẹ sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm nên các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất cả khâu thiết kế. Do vậy, để thúc đẩy các nghiên cứu phát triển sản phẩm mốt, các doanh nghiệp cần:
Chú ý phát triển các khâu tổ chức thiết kế trong doanh nghiệp hoặc xây dựng khu nghiên cứu mẫu mã hàng dệt may thế giới. Qua đó nắm được thị hiếu và đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.
Tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo được kiểu dáng của sản phẩm thành phẩm.
Đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, nhất là nhóm nghiên cứu phát triển và thiết kế một mẫu mã của doanh nghiệp.
Do chi phí cho hoạt động nghiên cứu này không phải nhỏ nên các doanh nghiệp cần chú ý năng lực tài chính hiện tại.
Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm công ty thông qua các hội chợ hàng dệt may trong nước và ngoài nước, hoặc tại các hội thảo về ngành dệt may.
Thiết lập các web điện tử về doanh nghiệp để xúc tiến bán hàng, quảng bá về sản phẩm rộng rãi hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các hoạt động này so với tiến hành theo phương pháp thông thường
Tập trung giải quyết các vấn đề về lao động
Hiện nay, số lao động đã qua đào tạo ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tỷ lệ rất thấp (72,9%). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, khiến các doanh nghiệp khó cải tiến trong sản xuất.
Nâng cao chất lượng quản lý:
Bố trí hợp lý đội ngũ quản lý dựa theo năng lực, trình độ và sở trường. Tập trung bồi dưỡng những cán bộ có triển vọng phát triển nhằm bổ sung kịp thời.
Áp dụng quá trình quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HA, để nâng cao hiệu quả.
Tập trung phát triển hệ thống thông tin điện tử. Điều này giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng và chính xác hơn trong nội bộ doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý.
Cải thiện chất lượng lao động:
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất đang tăng cao, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tình hình lao động (năng suất sản xuất, số lượng, chế độ… Trước thực trạng thiếu hụt lao động cả về chất lượng lẫn số lượng, các doanh nghiệp cần:
Hợp tác chặt chẽ với các trung tâm dạy nghề, cung cấp lao động để cùng đánh giá chất lượng lao động trước khi thuê lao động.
Đầu tư phát triển những lao động có kinh nghiệm và tay nghề.
Tăng cường thêm chính sách khen thưởng dành cho lao động có đóng góp tích cực, hoặc có sáng kiến cải thiện sản xuất.
Mở rộng tay nghề cho các công nhân nhân viên quản lý qua các khóa học ngắn hạn, hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài, nhất là các nhân viên khâu sản xuất thiết kế mẫu mã, nhân viên vận hành máy trong dây chuyền sản xuất.
Cần có thêm những chính sác hợp lý nhằm khuyến khích lao động làm việc lâu dài.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tạo môi trường làm việc thân thiện cho mọi lao động.
Cần quan tâm hơn đến nhu cầu của công nhân, cung cấp điều kiện làm việc tốt, tránh những biện pháp xử lý không tích hợp dẫn đến đình công kéo dài (ảnh hưởng xấu đến tình trạng sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp)
Tìm hiểu thêm về văn hóa của người lao động, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa đó. Ngoài ra tăng cường tuyên truyền ý thức và tác phong lao động công nghiệp nhằm đạt hiệu quả lao động tốt hơn.
Xúc tiến mở rộng hợp tác và củng cố thị trường
Củng cố các thị trường truyền thống:
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đều lấy 3 thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản làm thị trường xuất khẩu chủ yếu. Hằng năm kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc qua các thị trường này là không nhỏ, điển hình năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này qua Mỹ là 487 triệu USD, EU là 155 triệu USD, Nhật Bản là 76,6 triệu USD.
Để tiếp tục giữ vững các thị trường này các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cần:
Tiếp tục nâng cấp cải tiến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp
Tăng cường các chủng loại mặt hàng xuất khẩu
Giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào, đặc biệt là kiểm soát lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trường thế giới. Đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn của Hệ thống ISO 9000 đã và đang trở thành các điều kiện tiên quyết cho việc xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài. Ngoài ra cũng cố gắng thiết lập các hệ thống quản lý khác như ISO 14000 để đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.
Thường xuyên cập nhật các tin tức từ các thị trường xuất khẩu. Ví dụ, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang chú ý đến việc EU cấm nhập khẩu sản phẩm dệt có thuốc nhuộm AJO, một số thị trường khác cũng áp dụng quy định này. Các doanh nghiệp phải biết đến sự kiện này để điều chỉnh hàng hóa thích hợp khi xuất khẩu qua các thị trường này, tránh bị trả hàng trở lại.
Việt Nam tham gia Chương trình hợp tác công nghệ ASEAN là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Hàn Quốc thu hút thêm vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị dệt may.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xúc tiến thương mại và bán sản phẩm, để cả khách hàng và doanh nghiệp có thể chủ động tìm thấy nhau
mà không phải tốt quá nhiều thời gian thông qua trung gian.
Tìm hiểu và thâm nhập những thị trường mới:
- Theo như phân tích ở trên, tập trung tìm kiếm các thị trường mới có thể mang lại lợi ích lớn hơn so với việc tranh đoạt các thị trường truyền thống (hầu hết đã được định đoạt). Một số thị trường như Châu Phi, Đông Âu, Nga hay một số nước công nghiệp mới và cả Châu Á có nhu cầu rất lớn về số lượng hàng dệt may, nhưng không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Các thị trường này có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc, qua đó mở ra thị trường nội địa tiềm năng:
- Các doanh nghiệp dệt và may Hàn Quốc nên gia tăng khối lượng tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa. Xúc tiến cộng tác giữa các doanh nghiệp dệt và may. Điều này giúp các doanh nghiệp may có nguồn nguyên liệu tại chỗ với giá cả rẻ hơn và tính linh động cao. Các doanh nghiệp dệt cũng có lợi khi mở ra được một thị trường ổn định ngay tại nội địa.
Xây dựng chiến lược lâu dài hướng ra thị trường thế giới:
Nắm vững và tuân theo các quy tắc quốc tế:
- Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem xét các cam kết theo WTO liên quan đến khu vực doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích và thách thức do những cam kết này đem lại. Đây là cơ sở cho các doanh nghiệp xác định lại chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của mình.
- Để tránh việc bị áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, và điều đầu tiên mà họ phải thực hiện là nghiên cứu các luật mà những nhà nhập khẩu lớn sẽ áp dụng. Các doanh nghiệp trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến chuẩn mực kế toán để phù hợp với các quy tắc quốc tế chung, làm cơ sở cho việc điều tra trong trường hợp bị kiện chống
bán phá giá. Các hiệp hội doanh nghiệp cần phối hợp hành vi của các công ty và chủ động kiểm soát tình hình xuất khẩu từ phía Việt Nam.
Xây dựng chiến lược lâu dài:
- Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dài hạn và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cần được kết hợp giữa việc tiếp tục hoạt động xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm truyền thống với việc đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện toàn diện năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp cần chuyển dịch năng lực cạnh tranh dựa trên giá rẻ của mình sang việc tập trung vào nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị. Doanh nghiệp cần hợp tác để xây dựng những cụm và mạng lưới tiêu thụ hiệu quả hơn để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Các giải pháp về marketing:
Có thể nói hiện nay đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc.
Mặc dù có thế mạnh trong lĩnh vực tạo mẫu thời trang, nhưng họ vẫn để mất thị phần vào tay những đối thủ cạnh tranh khác như Nhật, Đài Loan. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt trên những thị trường truyền thống có lẽ đã làm những doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc lơ là trong việc phát triển những thị trường mới.
Những điều mà các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc cần làm ngay từ bây giờ:
Tiến hành phân khúc thị trường. Thông tin về thị trường không chỉ là vị trí địa lý, mà còn cần phải chi tiết hơn nữa, tập trung bám sát phân khúc nhằm tránh sự cạnh tranh rộng rãi không cần thiết.
Giá cả là một tiêu chí quan trọng trong việc định vị phân khúc thị trường.
Văn hóa là vấn đề quan trọng nhằm quyết định khả năng thâm nhập thị trường cũng như phát triển lâu dài tại thị trường đó.
Khi thâm nhập một thị trường mới, cần khẳng định và củng cố uy tín thương hiệu.
xu hướng thời trang mới thông qua các cuộc biểu diễn thời trang, thông qua điện ảnh, ca nhạc v..v…
Tập trung phát triển một hệ thống phân phối vững chắc. Việc hợp tác với các công ty phân phối có thể tiết kiệm chi phí cũng như tiện lợi hơn trong các vấn đề nhân sự, quản lý… tuy nhiên, để tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần phải có một hệ thống phân phối của chính mình.
Phát triển sản phẩm mới không nhất thiết phải là nâng cấp về chất liệu, hoặc nâng cấp công nghệ. Tập trung nâng cao chất lượng tạo mẫu, chú ý phát triển những mẫu mã mới với những chất liệu và công nghệ sẵn có. Dựa theo nghiên cứu của tác giả về thực trạng của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, tác giả đề nghị nên đẩy mạnh về phương án Marketing.
Phân tích phương án Marketing cho thị trường nội địa Việt Nam:
Dưới đây là một số phân tích tiền đề, cũng như các phương án Marketing cụ thể về thị trường Việt Nam theo lối kinh doanh B2C (business to customer).