Máy tính để bàn CMS

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MÁY TÍNH CMS GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Trang 50)

4. Sản Phẩm của công ty

4.3.2. Máy tính để bàn CMS

CMS JetSlim

Bao gồm các series : SE444L , SE546W ….

Dòng máy tính để bàn cao cấp công nghệ cao, cấu hình mạnh, thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích.

CMS Thánh Gióng

Bao gồm các series : A3D44L , Atom 230 , AE444L ….

Dòng máy thiết kế dành riêng cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên với ưu điểm nổi bật là giá thành hợp lý và đa dạng cấu hình tùy theo mục đích sử dụng

CMS Powercom

Bao gồm các series : A3432 , A3534E , A8544E , A9789W ….

Đây cũng là sản phẩm nằm trong danh mục đề cử sản phẩm Công nghệ thông tin xuất sắc năm 2007 do CEO và CIO Club và IDG Việt Nam bình chọn dưới sự bảo trợ của Bộ nội vụ Bộ Thông tin, Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ.

CMS X-Media

Bao gồm các series : A3132 , A3432E , AE544 ….

Dòng máy văn phòng cao cấp, có thời hạn bảo hành 1 năm

Mỗi dòng máy tính đa dạng về kiểu dáng, hình thức và cấu hình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng và sự lựa chọn của khách hàng.

Quy mô thị trường, thị phần máy tính để bàn

CMS tập trung phát triển sản phẩm MTĐB không chỉ ở các thành phố lớn, đông dân cư mà còn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm MTĐB phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng, giá thành của người dùng các vùng nông thôn. Không chỉ liên tiếp thành công ở mảng thị trường dự án, CMS còn định hướng xâm nhập và phát triển mạnh mẽ thế mạnh của mình trên mảng thị trường bán lẻ. Những thành công của CMS với sản phẩm MTĐB được thể hiện ở thị phần MTĐB CMS tăng trưởng qua từng năm:

TT

Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu

Tỷ lệ % thị phần / tốc độ tăng trưởng thị phẩn

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng 1 Toàn quốc (MTĐB) 6% 120% 8% 133% 11% 137% B.9 - Thị phần MTĐB CMS (Phòng TH&TT2) 4.3.3. Máy chủ CMSSolomon 1 Way Bao gồm các dòng : ST341 ( 32201 – 10242 – 2502 – SHLC0 ) , ST341 (32101– 10242 – 2502 –SHV0 )

Giá thành phù hợp với các mức đầu tư của DN.Phù hợp nhu cầu của các doanh nghiệp SMB. Đáp ứng nhu cầu chia sẻ file, in ấn và interet Server.Hoạt động ổn định ,hiệu năng cao.

Solomon 2 Way

Bao gồm các dòng : ST543( 54101 – 10242 – 732 – VSAS5), ST543( 54101 – 10242 – 731– VSAS1), ST541( 54101 – 10242 – 2502 – V4D1), ST541( 54101 – 10242 – 2502 – V4D0)

Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn.Đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống,an toàn dữ liệu.Đáp ứng nhu cầu chia sẻ file, in ấn và interet Server.Cấu hình linh hoạt,hiệu quả cao.

Solomon Server Rack

Bao gồm các dòng : Solomon Rack 1U SR1341 (32101 – 10242 – 2502 – SHL5), Solomon Rack 2U SR2543 (54101 – 10242 – 732 – VSAS5), Solomon Rack 2U SR2541 (54101 – 10242 – 2502 – VSA5)

Dành cho các trung tâm thông tin và DN lớn.Cung cấp dịch vụ File/Print Server,Internet Server, E-mail Server, Proxy Server, SQL Server. Được cam kết về thời gian bảo hành và chất lượng dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

Quy mô thị trường, thị phần Máy chủ

Sản phẩm máy chủ của CMS hướng tới đối tượng doanh nghiệp SMB, các dự án chính phủ. Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, cả nước hiện có khoảng 230.000 doanh nghiệp SMB, trong đó 96% là các doanh nghiệp tư nhân và gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể. Dự kiến của chính phủ đến năm 2010 sẽ có 500,000 SMB. Đây chính là mảng thị trường tiềm năng mà CMS đang hướng tới. Theo đó, trong 2 năm vừa qua, thị phần sản phẩm máy chủ CMS đạt được thể hiển trong bảng dưới đây:

TT Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm máy chủ Tỷ lệ % thị phần / tốc độ tăng trưởng thị phẩn Năm 2006 Năm 2007 Tính đến 2008 Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng 1 Toàn quốc 2% 200% 3% 150% 4,5% 150% B.10- Thị phần máy chủ CMS (Phòng TH&TT2)

5. Hiệu quả kinh doanh5.1. Tình hình kinh doanh 5.1. Tình hình kinh doanh

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, CMS đã gặt hái nhiều thành công, gây dựng được uy tín về thương hiệu và niềm tin từ khách hàng, đối tác trong và ngoài nước về chất lượng sản phẩm.Trong những năm qua, doanh thu các sản phẩm máy tính của Công ty CMS liên tục tăng, đặt biệt là từ năm 2006 tới nay.

BĐ.12- Biểu đồ tăng trưởng doanh thu

Năm 2007 là năm thứ 9 liên tiếp, Công ty Máy tính CMS có mức doanh thu tăng trưởng vượt bậc, đạt 620 tỷ đồng, tăng 201,3% so với tình hình thực hiện năm 2006. Đặc biệt, vào tháng 4/2008, chỉ sau 2 năm công bố sự kiện “Máy tính Việt Nam đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 PCs”, CMS lại một lần nữa lập thành tích là máy tính Việt Nam đầu tiên sản xuất vượt ngưỡng 200.000 chiếc máy tính. Đây là cả một sự nỗ lực lớn, một thành công lớn mà bất cứ một doanh nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt nào cũng phải mơ ước và tự hào. 200.000 chiếc máy tính là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của CMS nói riêng và ngành sản xuất máy tính thương hiệu Việt nói chung, chứng tỏ máy tính mang thương hiệu CMS đã tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam, có đủ khả năng và năng lực để cạnh tranh trực tiếp đối với các hàng ngoại nhập trong bối cảnh khi Việt Nam đã gia nhập thị trường tự do thương mại toàn cầu (WTO).

Năm 2008,dù cả nước phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của CMS vẫn tăng 112,58% (78 tỷ đồng) so với năm 2007.

Tính tới năm 2008,doanh thu công ty đã tăng 943,24% (tương ứng 624 tỷ đồng) so với năm đầu tiên công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Nói chung, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng nhanh. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng nỗ lực, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm làm tăng doanh

thu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường.

5.2. Nghĩa vụ nộp Ngân sách(BĐ.13)

Năm 2007 nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản khác theo chế độ ở mức 31,848 tỷ đồng, cao hơn 167,6% so với năm 2006.

Năm 2008 nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản theo chế độ ở mức 36,481 tỷ đồng, cao hơn 114,5% so với năm 2007.

5.3. Tình hình nhân sự

BĐ.14- Biểu đồ tăng trưởng nhân sự

Nhân sự của công ty tăng đều qua các năm, chỉ có năm 2006 là giảm 15 người nhưng sang năm 2007 lại tăng lên đến 40 người, tăng 125% so với năm 2006. Nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời với việc tăng về số lượng thì chất lượng cũng được cải thiện đáng kể, năm 2000 tỷ lệ lao động có trình độ đại học,cao đẳng là 76% , đến năm 2007 tỷ lệ đó tăng lên là 90%.Năm 2008,nhân lực của CMS là:

Nhân lực CMS 6.2008

Số lượng

Thạc sĩ CNTT trở lên 01

Thạc sĩ các ngành khác trở lên 01

Kỹ sư/Cử nhân CNTT, trong nước 05

Kỹ sư/Cử nhân CNTT, nước ngoài 00

Kỹ sư/Cử nhân ngành khác trong nước

94 Kỹ sư/Cử nhân ngành khác nước ngoài 00 Cao đẳng CNTT 05 Cao đẳng ngành khác 35 Trung cấp / CN kỹ thuật CNTT 17 Trung cấp/ CN kỹ thuật ngành khác 35

Khác 57

Tổng số nhân lực 250

B.11- Nhân lực CMS năm 2008

Chính sách chăm lo đời sống cho người lao động:

Công ty thường xuyên quan tâm chăm lo tới sức khoẻ của cán bộ nhân viên công ty như: Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, chế độ thai sản, ốm đau, lên lương hàng năm, quy chế dân chủ cơ sở luôn được thực hiện nghiêm túc. Công ty trích quỹ phúc lợi tổ chức tốt cho cho 100% nhân viên đi nghỉ mát hàng năm với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Xây dựng quỹ hỗ trợ nhân viên công ty khi gặp khó khăn, quỹ tình thương, đồng thời làm tốt công tác hiếu, hỷ, khen thưởng con cán bộ nhân viên học khá, giỏi với tổng kinh phí hàng chục triệu đồng. Thực hiện nghiêm túc việc đóng BHXH, BHYT cho 100% nhân viên theo đúng luật định.

Chính sách lương thưởng:

CMS chú trọng vào việc đầu tư nguồn lực chất xám, tạo mọi cơ hội để nhân viên phát huy năng lực của mình hơn là việc tuyển dụng nhiều lao động. Ở CMS, các nhân viên đều có cơ hội thăng tiến cao về cấp bậc, chức vụ cũng như mức lương, thưởng được xét theo năng lực và được đánh giá một cách công bằng và công khai. CMS khuyến khích tất cả những ai có sáng kiến hay những đóng góp cho sự phát triển của công ty. Ngoài lương, phụ cấp, CMS còn có các khoản lương mềm hàng tháng dành cho những chỉ tiêu đạt được và phần thưởng có giá trị cao cho những cá nhân xuất sắc nhất. Điều này chứng tỏ công ty đã có 1 chính sách khá tốt để phát triển nhân sự.Nhờ thế, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tại CMS luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện rõ nét qua sơ đồ dưới đây.

BĐ.15- Mức tăng thu nhập bình quân

Ngàn đồng

Năm

(Dự kiến)

5.4. Các hoạt động xã hội

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, CMS coi việc tham gia các hoạt động xã hội là không thể thiếu, là trách nhiệm bắt buộc đối với cộng đồng. CMS mong muốn có thể tham gia đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của ngành công nghệ thông tin, cũng như các hoạt động xã hội khác. CMS có hẳn một bộ phận phụ trách riêng về việc này .

Hưởng ứng các đợt phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động xã hội, từ thiện của các cơ quan ban ngành và tổ chức CMS đã tham gia đóng góp vào các hoạt động thiết thực, như:

• CMS tài trợ cho các hoạt động tình nguyện, tổ chức đào tạo Công nghệ thông tin, nằm trong khuôn khổ sáng kiến “Phổ cập tri thức Số” và chương trình “Máy tính Thánh Gióng – Hướng tới tương lai” của TW Đòan, với tổng giá trị hỗ trợ trên 500 triệu đồng..

• Tài trợ 300 máy tính trị giá 100.000.000 VND cho Hội thi tin học trẻ không chuyên 2006.

• Mùa hè xanh 2006, 2007 và 2008, tài trợ 40 PC cùng Đại học Marketing thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác xoá mù tin học cho trẻ em vùng sâu vùng xa tỉnh Trà Vinh.

• Tặng 30 máy để bàn và 01 máy xách tay làm quà cho TW Đoàn tặng TW Đoàn

thanh niên Lào trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Lào của Bí thư thứ nhất TW Đoàn và chương trình hợp tác giao lưu giữa tuổi trẻ 2 nước - T8/2007.

• Phát động phong trào tự nguyện đóng góp tiền, quần áo ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt trong năm 2007.

• Tháng 7 năm 2007, CMS tài trợ 60 máy tính cho cuộc thi Olympic Toán học

quốc tế tổ chức tại Hà Nội

• Tài trợ 60 máy tính cho Hội thi tin học ngành đường sắt tháng 8 năm 2007

• Tháng 11 năm 2007, CMS tham gia tài trợ cho Đại hội Đoàn toàn quốc và Đại

hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

• Tài trợ cuộc thi Liên hoan tiếng hát SV ĐHQG tháng 4-2008.

• Tài trợ máy tính cho cuộc thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương th áng 11-2008 .v.v.

Những kết quả trên đây đã nói lên những thành công bước đầu của Công ty CMS – một doanh nghệp đang trên đà phát triển. Đó là nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như của tập thể công nhân viên trong Công ty đã đem lại tên tuổi và uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường tin học Việt Nam.

B. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2008

TT 1 2 3 4 5 6

Chỉ tiêu Doanh thu Nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản nộp khác theo chế độ Lợi nhuận thực hiện (Trước thuế) Nợ quá hạn phải trả Hệ số khả năng thanh toán Tổng mức đầu tư trong năm ĐVT Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu đồng Tỷ đồng Năm 2004 Tỷ lệ 2004/2003 109% 123% 128% 0 100% 123% Thực hiện 212 21 9 0 13 174 Năm 2005 2005/2004Tỷ lệ 107% 95% 122% 0 100% 106% Thực hiện 228 20 11 0 13 185 Năm 2006 Tỷ lệ 2006/2005 135% 135% 154% 0 115% 198% Thực hiện 308 30 17 0 15 229 Năm 2007 Tỷ lệ 2007/2006 201% 168% 135% 0 100% 119% Thực hiện 620 32 23 0 15 273 Năm 2008 2008/2007Tỷ lệ 113% 103% 109% 0 100% 102% Thực hiện 698 33 25 0 15 281

Nhìn chung ,từ năm 2004 tới 2008 các chỉ số đều tăng trưởng tốt tuy rằng tỷ lệ tăng không ổn định

+ Về doanh thu, năm 2004 doanh thu đạt 212 tỷ đồng, tăng 109% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu tăng thêm 16 tỷ đồng so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh thu bắt đầu tăng mạnh, đạt 308 tỷ đồng, tăng 135% (80 tỷ động) so với năm 2005.Sang năm 2007, doanh thu công ty 620 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi năm 2006 (201%,tương ứng 312 tỷ đồng).Năm 2008,dù cả nước phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của CMS vẫn tăng 112% (78 tỷ đồng) so với năm 2007.Kết quả chi tiết về tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu sản phẩm chủ đạo của CMS trong 3 năm gần đây nhất được thể hiện ở bảng dưới đây.

B.13-Tỷ lệ % trong tổng doanh thu Đơn vị : Tỷ đồng

TT Tên sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Năm đưa sản phẩm ra thị trường

Tổng doanh thu / doanh thu xuất khẩu

Tỷ lệ % trong tổng doanh thu thương hiệu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng XK Tổng XK Tổng XK 1 Máy tính xách tay CMS 1999 25 0 106.6 0 236 0 22,61% 2 Máy tính để bàn CMS 1999 275 0 499 0 448.4 0 75,17% 3 Máy chủ CMS 1999 8 0 14.4 0 13,6 0 2,22% Tổng 308 0 620 0 698 0 100%

Qua bảng trên ta thấy máy tính để bàn là sản phẩm mang lại doanh thu chủ lực cho công ty. Đối với máy tính xách tay, dù bị áp lực cạnh tranh gây gắt của các thương hiệu nổi tiếng TG như HP, IBM, Dell…nhưng máy CMS vẫn dần khẳng định được vị thế trên thị trường với doanh thu gia tăng vượt trội qua các năm. Điều này cho ta thấy chiến lược đẩy mạnh phát triển máy tính xách tay của CMS là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp trong giai đoạn 2010-2015.

+ Về khoản nộp ngân sách nhà nước, công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, từ năm 2004 tới nay, bình quân mỗi năm CMS đóng góp cho nhà nước khoảng 27 tỷ VND.

+ Về lợi nhuận, nhìn chung năm nào CMS kinh doanh cũng đạt được lợi nhuận, dù tỷ lệ đạt được không cao nhưng đều gia tăng qua các năm và phụ thuộc vào doanh thu

của công ty. Tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 không tăng mạnh như mức tăng doanh số là do công ty đã tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho việc thúc đẩy và phát triển sản phẩm mới – sản phẩm Máy tính xách tay CMS. Các khoản chi phí đầu tư cho công tác này có thể kể đến như: chi phí phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm (tìm kiếm đối tác cung cấp, đầu tư thiết bị cho hoạt động kiểm tra thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường..); Chi phí nâng cấp và mở rộng quy mô nhà xưởng phục vụ cho sản xuất laptop quy mô lớn và hiện đại (gần 1 tỷ đồng); Chi phí tuyển dụng các nhân sự cao cấp và đào tạo nhân sự phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất và kinh doanh trên… Và đặc biệt là một khoản chi phí không nhỏ nữa đó là chi phí tiếp thị, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm.

+ Tổng mức đầu tư, công ty luôn tăng mức đầu tư qua mỗi năm, đặc biệt là chi phí đầu tư vào công nghệ & kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MÁY TÍNH CMS GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w