Tăng cường bổ sung thêm các dịch vụ mới đi kèm nhằm nâng cao chất

Một phần của tài liệu 4 Giải pháp mở rộng khai thác đường bay TP.HCM – Bangkok của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam (Trang 74 - 76)

o Các sản phẩm thay thế

3.3.7 Tăng cường bổ sung thêm các dịch vụ mới đi kèm nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm để mở rộng thị trường khách hàng.

Cũng từ điều tra trên thì có một tỷ lệ các hành khách có thu nhập và địa vị muốn khẳng định mình thông qua giá vé và dịch vụ, một số khác thì ngược lại. Rõ ràng là thị trường đang có những phân khúc hành khách khác nhau như vậy tăng cường bổ sung thêm các dịch mới đi kèm sản là một biện pháp để tăng khả năng phục vụ hành khách và mở rộng thị trường đối với đường bay Tp HCM – Bangkok.

Về chất lượng dịch vụ, tiếp tục duy trì 2 hạng dịch vu: Thương Gia (Business class) và Phổ Thông (economy class), đây chính là dấu hiệu cho việc phục vụ nhiều loại hành khách với nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên hiện tại một số đường bay đi tầm xa đã có thêm hạng ghế Economy Deluxe (tức là chất lượng nằm giữa hạng thương gia và hạng phổ thông). Vietnam Airlines nên tiếp tục nghiên cứu để đưa thêm hạng ghế này vào trong trường hợp Vietnam Airlines khai thác một số chuyến tùy theo thời điểm bằng máy bay lớn Boeing 777.

Hơn 64% người được hỏi e ngại hàng không giá rẻ vì các điều kiện ngặt ngèo và dịch vụ bị cắt giảm vì thế việc tăng cường dịch vụ đi kèm sẽ tạo ra sự an tâm và thỏai mái cho hành khách.

Cũng từ ý nghĩa trên, Vietnam Airlines cũng đang thực hịên chương trình Free and Easy, tức là đã bán thêm cả khách sạn và và vận chuyển từ sân bay – thành phố và ngược lại tại Bangkok vào trong giá vé máy bay. Tuy nhiên chưa được quảng bá một cách mạnh mẽ và cũng khó thành công nhiều dối với khách Việt Nam vì phần lớn loại khách này lại sử dụng hệ thống mua tour trọn gói của các công ty du lịch (ngoại trừ trường hợp đi công tác ngắn, đặc biệt là lần đầu tiên). Một hướng mới là áp dụng mô hình này ở Việt Nam và đối tượng là dành cho các hành khách từ các tỉnh về Tp HCM để đi Bangkok hay từ Bangkok về và đi các tỉnh. Và việc vận chuyển đường bộ sẽ không giới hạn ở ô tô mà có thể kết hợp với đường sắt. Cách làm có thể phát huy tác dụng vì hiện tại đã xuất hiện một số tuyến tàu du lịch 5 sao khai thác về các điểm du lịch ở miền nam trung bộ.

Mạng lưới nội địa của Vietnam Airlines hiện đang chi phối mạnh mẽ, do đó để làm cho mạng lưới quốc nội và nội địa thêm linh hoạt, Vietnam Airlines nên bán kèm thêm các dịch vụ giải trí trong suốt quá trình nối chuyến tại TP HCM. Điều này sẽ khắc phục nhược điểm vì lịch bay mà khách phải chờ lâu tại TPHCM và dễ dàng lựa chọn chuyến bay của hãng Hàng không khác để có thời gian chờ đợi nối chuyến ít hơn.

Một đề xuất khác là hiện nay giá trên thị trường Việt Nam của hành khách nội địa ngoài Tp HCM và Hà Nội đi Bangkok chỉ có Huế và Đà Nẵng với giá vé tương tự từ Tp HCM và Hà Nội (tuỳ theo điểm nối chuyến), trong khi đó các điểm khác thì không có, buộc hành khách phải thường xuất 2 vé riêng. Do vậy để đa dạng hoá thì trong một số thời điểm nên có bảng giá được xâ y dựng chung từ các điểm nội địa quá cảnh tại Tp HCM hay Hà Nội, có như thế thì mới kết nối được mạng bay từ các điểm nội địa, đặc biệt là các đường bay có giờ đến Tp HCM sau 11h00 như Daklak, Gia Lai, Rạch Giá, Chu Lai, Tuy Hoà, Đà Lạt… Nếu không thì khách sẽ chọn các hãng hàng không buổi chiều để bay đi Bangkok thay vì phải chờ đến ngày hôm sau mới có chuyến bay của Vietnam Airlines.

Ngoài ra có thể làm đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa ra nhiều loại giá khứ hồi khác nhau. Theo bảng giá ở chương II thì Vietnam Airlines có ít mức giá khứ hồi cạnh tranh so vơi các hãng khác như khứ hồi 7 ngày, 14 ngày…

Và cuối cùng là duy trì được lịch bay ổn định, tính chất lượng ở các khâu giao tiếp với hành khách để hành khách đạt được sự hài lòng. Từ đó hành khách sẽ từ “consumer” hiện tại trở thành “customer” trong tương lai

Một phần của tài liệu 4 Giải pháp mở rộng khai thác đường bay TP.HCM – Bangkok của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)