- Ho ạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của bộ phận R&D chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ĐẾN NĂM
3.3.2.2 Chiến lược nâng cao năng lực sản xuất
Chiến lược này hình thành trên cơ sở máy móc thiết bị Kinh Đô chưa hoạt động hết công suất - thực tế máy móc thiết bị của Kinh Đô chỉ hoạt động từ 55 – 65% công
suất thiết kế - kết hợp các yếu tố cơ hội về tiềm năng thị trường trong nước và xuất khẩu để khai thác hết năng lực sản xuất của máy nhằm gia tăng sản lượng, giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm từ đó giảm giá thành tạo điều kiện nâng cao sự cạnh tranh về giá cho các sản phẩm Kinh Đô.
Để thực hiện chiến lược này, bên cạnh biện pháp rất quan trọng là tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ, Kinh Đô cần phải thực hiện những biện pháp sau:
- Xây dựng quy trình sản xuất riêng cho từng ngành hàng: Snacks, Cookies, Crackers, Kẹo, Bánh mì.
- Phân nhỏ hoạch định tổng hợp ra cho từng loại sản phẩm tức tiến hành điều độ sản xuất, định rõ các yếu tố vật chất về tài nguyên và tồn kho cho cho mỗi ngành hàng để có thểđánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động của từng ngành hàng.
- Thường xuyên phối hợp nhận thông tin từ bộ phận Marketing, bán hàng để biết được nhu cầu cũng như những phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, từđó giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cũng như số lượng của công ty.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu tồn kho về cả chất lượng lẫn số lượng.
- Bộ phận kế hoạch điều độ cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận sản xuất và bộ phận mua hàng đểđiều tiết lượng tồn kho hợp lý.
- Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ, đồng thời cũng theo dõi triển khai theo đúng kế hoạch.
- Tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 trong sản xuất. - Thực hiện đánh giá nội bộ theo định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng để từđó có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.