- Ho ạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của bộ phận R&D chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ĐẾN NĂM
3.3.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm mới, sản phẩm khác biệt
Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn:
• Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới.
• Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau.
• Khả năng thay thế nhau của các sản phẩm.
• Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn...
Trong những điều kiện đó, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất , quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh ...
Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm thường không cốđịnh mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sự biến đổi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau:
• Hoàn thiện các sản phẩm hiện có.
• Phát triển sản phẩm mới tương đối.
• Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối và loại bỏ các sản phẩm không sinh lời. Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu và theo chiều rộng là hướng phát triển khá phổ biến. Sự phát triển sản phẩm theo chiều sâu thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu cách, mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau. Sự phát triển sản phẩm theo chiều rộng thể hiện ở việc có thêm một số loại sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loạt nhu cầu của khách hàng .
Với Kinh Đô, chiến lược phát triển sản phẩm mới, sản phẩm khác biệt hình thành trên cơ sở công nghệ sản xuất hiện đại, hoạt động nghiên cứu phát triển mạnh, khả năng thiên phú về cảm nhận mùi vị của chủ doanh nghiệp, tiềm lực tài chính lớn
kết hợp với các cơ hội về nhu cầu thị trường, tiềm năng thị trường trong nước, nước ngoài và đe doạ thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài, sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước nhưđã đề cập trong bảng ma trận SWOT.
Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra sản phẩm mới và sản phẩm khác biệt nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nhằm tránh sự cạnh tranh chia sẽ thị phần của Kinh Đô bằng sản phẩm khác biệt để góp phần vào sự tăng trưởng theo mục tiêu chung của công ty.
Để thực hiện chiến lược này cần phải quan tâm thực hiện các vấn đề sau: - Xác định xu hướng về tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng
- Phân đoạn khách hàng để tìm ra những cơ hội sản phẩm mới. Phần khách hàng này sẽ là những người có ý định mua hàng.
- Tiếp tục phát huy các sản phẩm chủ lực như bánh Crackers, bánh tươi, bánh quế.
- Tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm mới bằng các cuộc điều tra phản ứng của khách hàng thông qua việc đề nghị họ xếp hạng năm đến mười sản phẩm họ yêu thích nhất và giải thích lí do lựa chọn những sản phẩm đó.
- Tổ chức các cuộc họp thân mật, tại đây các nhóm khách hàng gặp gỡ bộ phận nghiên cứu phát triển, nhà thiết kế của công ty để thảo luận các vấn đề, các nhu cầu và các giải pháp hiến kế tiềm năng.
- Tham gia các cuộc triển lãm thương mại và xem đây như sứ mệnh tình báo tất cả các sản phẩm mới trong ngành kinh doanh của Kinh Đô.
- Thiết lập một thư viện ý tưởng dễ tiếp cận. Cho phép nhân viên xem xét ý tưởng và đóng góp xây dựng.