- Ho ạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của bộ phận R&D chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ĐẾN NĂM
3.3.2 Các chiến lược cụ thể
Từ chiến lược tổng quát chủđạo nêu ở phần trên, cùng với sự kết hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy trên trong ma trận SWOT, ta có các chiến lược cụ thể sau:
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược này hình thành trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh về thương hiệu, hệ thống phân phối đứng hàng đầu trong ngành bánh kẹo ở Việt Nam, công nghệ sản xuất tiên tiến, sức mạnh đàm phám trong việc thương lượng hợp đồng mua nguyên
vật liệu đầu vào, tiềm lực tài chính lớn và cơ hội khi kinh tế trong nước ổn định, thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp của Việt Nam tăng cao, thị trường xuất khẩu mở rộng khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là chiến lược tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản phẩm hiện có và sản phẩm mới.
Mục tiêu của chiến lược bên cạnh giữ vững thị phần trong nước của Kinh Đô hiện tại, sẽ tiếp tục gia tăng doanh số trong nước, mặt khác cũng tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược này cần phải chú ý các nội dung sau:
- Đối với thị trường trong nước: mặc dù Kinh Đô chiếm thị phần khoảng 36% thị phần trong nước, đây là một tỷ lệ khá cao trong thị trường có nhiều nhà cung cấp bánh kẹo tham gia. Tuy nhiên, Kinh Đô vẫn còn đang bỏ ngỏ thị trường vùng sâu vùng xa. Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn khi thu nhập của dân cưở khu này ngày càng được cải thiện. Mặt khác, hiện tại Kinh Đô chủ yếu khai thác thị trường trong nước thông qua các kênh truyền thống là nhà phân phối, bakery Kinh Đô là một phần nhỏ thông qua hệ thống siêu thị. Do hiện tại có sự thay đổi ngày càng lớn về xu hướng kênh, bên cạnh các kênh truyền thống ngày nay còn có sự hiện diện của các Siêu Thị, cửa hàng chuyên doanh (Chain Store, Franchise…), cửa hàng tiện lợi (convenient store, bán hàng trực tiếp, liên kết kênh, website…cùng với sự thay đổi về thói quen đi mua sắm của người dân, đó là mua sắm vào các dịp cuối tuần tại các điểm mua sắm mà họ có thể mua sắm cho tất cả các nhu cầu tiêu dùng trong một thời gian ngắn. Như vậy, để có thểđạt được mục tiêu mở rộng thêm thị trường nội địa, Kinh Đô cần phải thực hiện: + Quy hoạch lại kênh hiện tại theo hướng tăng độ phủ của kênh để nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các điểm vùng sâu, vùng xa.
+ Xây dựng trung tâm phân phối tại khu vực miền trung nhằm giải quyết vấn đề không gian và thời gian để phục vụ khách hàng với chi phí bỏ ra nhỏ nhất, vì hiện tại
hàng hoá của Kinh Đô tung ra thị trường xuất phát từ hai địa điểm chính là Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+ Tăng cường tiếp cận các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, internet…
+ Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh trên trang web www.kinhdofoood.com, xây dựng và phát triển hệ thống mua bán qua mạng.
- Đối với thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu chính hiện tại là thị trường Mỹ, Nhật. Đây là những thị trường hết sức khó tính nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn. Để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, Kinh Đô cần phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Khai thác thị trường xuất khẩu hiện tại bằng việc tiếp tục đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và Nhật Bản.
+ Tăng cường tiếp thị hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua các hội chợ quốc tế.
+ Hiện Kinh Đô đã có một số đại lý tại một số nước ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia…, do vậy tiếp tục phối hợp với các đại lý ở các nước này để nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng địa phương nhằm có những bước đi phù hợp để mở rộng thị trường các nước này.
Bên cạnh đó Kinh Đô nên tiếp tục mở rộng thị trường, tăng doanh số bán bằng cách tận dụng hệ thống phân phối của mình để hợp tác phân phối sản phẩm cho các tập đòan bánh kẹo, thực phẩm lớn trên thế giới bên cạnh dự án hợp tác phân phối kẹo Gum cho tập đòan Cabury đã thực hiện trong năm 2006.